Loading


Quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính bị bắt giữ được thực hiện như thế nào?

Quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính bị bắt giữ được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính bị bắt giữ được thực hiện như thế nào?

    Theo Thông tư số 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính:

    Đối với việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Thông tư quy định hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; Hàng hoá dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hoá lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng...

    Đối với loại tang vật này, có thể xử lý theo 2 hình thức là tiêu huỷ nếu không còn giá trị sử dụng hoặc bán trực tiếp (không thông qua đấu giá) đối với các trường hợp còn lại.

    saved-content
    unsaved-content
    26