Loading


Quyền kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát đối với Tòa án trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Quyền kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát đối với Tòa án trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quyền kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát đối với Tòa án trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

    Quyền kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát đối với Tòa án trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    - Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩm quyền là không đúng pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.

    - Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Toà án cấp trên.

    -  Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

    saved-content
    unsaved-content
    36