Loading


Tải Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT

Tải Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT


Nội dung chính

    Tải Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? 

    Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025 được thực hiện nhằm mục đích đánh giá, tự xếp loại đối với học sinh THPT trong từng học kì và cả năm học 2024 2025.

    Tham khảo Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025 dưới đây:

    Tải về Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025 Tại đây

    Tải Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPTTải Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT (Hình từ internet)

    Quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT

    Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

    Hình thức đánh giá
    1. Đánh giá bằng nhận xét
    a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
    b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
    c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
    d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
    2. Đánh giá bằng điểm số
    a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
    b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
    3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
    a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
    b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

    Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
    1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
    a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
    b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
    c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học
    Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
    a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
    - Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
    - Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
    - Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
    - Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
    b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
    - Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
    - Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
    - Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
    - Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

    Như vậy, quy trình xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT được quy định như trên.

    Chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ là tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT?

    Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau: 

    Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh
    4. Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
    c) Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

    Như vậy, từ năm 2025, việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông.

    Các trường THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm đưa nội dung này vào quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

    Lưu ý: Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

    saved-content
    unsaved-content
    120