Loading

14:41 - 25/10/2024

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì, có bao gồm bãi đỗ xe hay không? Đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới không?

Nội dung chính

    Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bao gồm bãi đỗ xe hay không?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

    Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có), gồm:

    - Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.

    - Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.

    - Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.

    - Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.

    - Trạm kiểm tra tải trọng xe.

    - Trạm thu phí đường bộ.

    - Bến xe.

    - Bãi đỗ xe.

    - Nhà hạt quản lý đường bộ.

    - Trạm dừng nghỉ.

    - Kho bảo quản vật tư dự phòng.

    - Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông.

    - Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    - Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.

    - Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ.

    - Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Đường bộ 2024 quy định về kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    4. Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm: công trình đường bộ; bến xe; bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ; điểm dừng xe, đỗ xe; đất của đường bộ; hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.

    Như vậy, theo quy định trên thì bãi đỗ xe thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?

    Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không? (Hình từ Internet)

    Đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ
    1. Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ là việc đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ.

    Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    Như vậy, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng sẽ bao gồm hoạt động xây mới, ngoài ra còn cả nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    Việc đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch của nhà nước ra sao?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc đầu tư công trình thuộc thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch của nhà nước như sau:

    Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ
    2. Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước, và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, theo quy định trên thì việc đầu tư xây dựng công trinh thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy định của Luật Đường bộ 2024; pháp luật đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng, ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

    Luật Đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025.


     

    saved-content
    unsaved-content
    104