Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như nào?
Nội dung chính
Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ?
Tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP về thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định như sau:
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
3. Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi về tên gọi nhưng không thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của các chức danh đó được giữ nguyên;
b) Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này không có thay đổi về tên gọi nhưng có thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì không còn thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy, việc thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
- Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP có thay đổi về tên gọi nhưng không thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của các chức danh đó được giữ nguyên;
- Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP không có thay đổi về tên gọi nhưng có thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì không còn thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ? (Ảnh từ Internet)
Yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
(1) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, thanh tra viên chuyên ngành, công chức, viên chức thuộc các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
- Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
(2) Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
- Thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
(1) Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
- Cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật có liên quan;
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được lưu vào hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính.
(2) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, gồm các thông tin cơ bản sau:
- Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);
- Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);
- Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);
- Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
- Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;
- Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
(3) Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quá thời hạn nói trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng.