Loading


Theo quy định của pháp luật Việt Nam khi bán được tài sản thế chấp thì chủ thể nào phải xuất hóa đơn?

A thế chấp ô tô để vay vốn ngân hàng. A không có khả năng trả nợ. Căn cứ hợp đồng ngân hàng được quyền phát mại tài sản để xử lý nợ. Người mua muốn xuất hóa đơn, thì ai xuất hóa đơn?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam khi bán được tài sản thế chấp thì chủ thể nào phải xuất hóa đơn?

    Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

    “a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
    ...- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể: 
    + Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. 
    + Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
    Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.
    Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
    Ví dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT...”
    Tiết a, Khoản 7, Điều 3, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 1, Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
    “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ...”

    Căn cứ quy định trên, trường hợp khách hàng A thế chấp tài sản là ô tô để vay vốn ngân hàng. Khi hết hạn, khách hàng A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao ô tô cho ngân hàng để ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thì khi bàn giao ô tô cho ngân hàng, khách hàng A (nếu là doanh nghiệp) không phải xuất hóa đơn GTGT cho ngân hàng.

    Đối với ngân hàng:

    -Nếu đã sử dụng  ô tô này để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì đơn vị  hạch toán tăng giá trị tài sản theo quy định và khi bán ô tô này đơn vị phải lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

    -Trường hợp ngân hàng không sử dụng mà bán ô tô để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Đơn vị lập hóa đơn GTGT, dòng thuế suất không ghi, gạch chéo.

    saved-content
    unsaved-content
    66