13:53 - 27/12/2024

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Ngoại ngữ có còn là môn thi bắt buộc?

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Ngoại ngữ có còn là môn thi bắt buộc? Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi ra sao?

Nội dung chính

    Thi tốt nghiệp THPT 2025: Môn Tiếng Anh có còn là môn thi bắt buộc?

    Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ 08/02/2025.

    Theo đó, tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định ngoài môn Ngữ văn và môn Toán, thí sinh có một bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn sau đây:

    + Môn Vật lí

    + Môn Hóa học

    + Môn Sinh học

    + Môn Lịch sử

    + Môn Địa lí

    + Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

    + Môn Tin học

    + Môn Công nghệ định hướng Công nghiệp

    + Môn Công nghệ định hướng Nông nghiệp

    + Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn)

    Như vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, ngoại ngữ là một trong những môn thi tự chọn, không còn là một môn thi bắt buộc theo quy định hiện hành tại Điều 3 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT).

    Thi tốt nghiệp THPT 2025: Ngoại ngữ có còn là môn thi bắt buộc?

    Thi tốt nghiệp THPT 2025: Ngoại ngữ có còn là môn thi bắt buộc? (Hình từ Internet) 

    Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi Thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

    Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi tốt nghiệp THPT 2025 theo quy định tại Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT như sau:

    Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi
    1. Lập danh sách thí sinh dự thi:
    a) Ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh;
    b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.
    2. Xếp phòng thi:
    a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình GDPT/ GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh là học sinh trường THPT học lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 trường THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định; bảo đảm có ít nhất 50% thí sinh lớp 12 trường THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Phòng thi của thí sinh được xếp theo bài thi tự chọn, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    c) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
    d) Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
    đ) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 21 Quy chế này.

    Như vậy, theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 thì việc lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi tốt nghiệp THPT 2025 được thực hiện theo quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    55
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT