18:43 - 18/09/2024

Thông tư 31 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập, phân tích thông tin tài sản thẩm định giá như thế nào?

Đã có Thông tư 31 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập, phân tích thông tin tài sản thẩm định giá hay chưa? Cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thông tư 31 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập, phân tích thông tin tài sản thẩm định giá như thế nào?

    Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

    Thông tư 31/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

    Căn cứ Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá như sau:

    - Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có)

    - Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá

    - Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có)

    - Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá

    - Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có)

    - Các nguồn thông tin khác (nếu có)

    Thông tư 31 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập, phân tích thông tin tài sản thẩm định giá như thế nào? (Hình từ Internet)

    Cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định cách thức thu thập thông tin:

    Cách thức thu thập thông tin

    1. Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá:

    a) Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá, bao gồm cả tài liệu về quá trình sử dụng, vận hành và khai thác tài sản, các tài liệu về sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá xác nhận bằng văn bản đối với các nội dung thông tin do mình cung cấp;

    b) Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá:

    Người thu thập thông tin trực tiếp tiến hành khảo sát và ghi chép đầy đủ các đặc điểm và hiện trạng của tài sản, các thông tin và yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá trị của tài sản; chụp ảnh tài sản và những hình ảnh để minh chứng về hiện trạng của tài sản; lập biên bản khảo sát hiện trạng tài sản. Biên bản khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá phải có chữ ký của người thu thập thông tin và tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

    Đối với tài sản thẩm định giá là doanh nghiệp, tài sản vô hình, tài sản tài chính, dịch vụ, tài sản hình thành trong tương lai: người thu thập thông tin tiến hành khảo sát hiện trạng những tài sản, bộ phận cấu thành tài sản mà có thể thực hiện được việc khảo sát trực tiếp trong thực tế.

    ...

    Như vậy, các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá được quy định như sau:

    [1] Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá, bao gồm cả tài liệu về quá trình sử dụng, vận hành và khai thác tài sản, các tài liệu về sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có).

    [2] Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá

    [3] Sử dụng ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn giám định, thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản thẩm định giá

    [4] Căn cứ đặc điểm của tài sản thẩm định giá, cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá được người thực hiện hoạt động thẩm định giá dự kiến lựa chọn, việc khảo sát thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản tại thời điểm thẩm định giá được thực hiện theo một trong các cách thức sau:

    - Phỏng vấn

    - Thu thập thông tin trên tờ khai hải quan hoặc hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán, báo giá, danh mục, tài liệu, báo cáo của các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan

    - Thu thập thông tin qua phương tiện thông tin và truyền thông, cổng thông tin điện tử; đài phát thành, đài truyền hình

    [5] Thu thập thông tin qua cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin từ các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    [6] Sử dụng các cách thức thu thập thông tin khác theo quy định

    Các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung nào?

    Căn cứ Điều 8 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định các hông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:

    - Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;

    - Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;

    - Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;

    - Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).

    - Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác.

    saved-content
    unsaved-content
    38
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT