Loading


Thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?

Theo quy định hiện hành thì Thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định cụ thể ra sao?

Nội dung chính

    Thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 17 Luật giám định tư pháp 2012 thì Thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau:

    Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.

    Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.

    Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;

    - Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

    - Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này;

    - Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    Văn phòng giám định tư pháp được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    saved-content
    unsaved-content
    29