Thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang được áp dụng từ ngày 20/4/2024 được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Ban hành Nghị định quy định thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang được áp dụng từ ngày 20/4/2024?
Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2024/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.
Nghị định 28/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2024.
Tại Điều 2 Nghị định 28/2024/NĐ-CP được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ đủ 24 tháng trở lên.
- Thanh niên xung phong hy sinh khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đã được công nhận liệt sĩ.
- Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
Thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang được áp dụng từ ngày 20/4/2024 được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 28/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang:
Hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
1. Hồ sơ đề nghị của Thanh niên xung phong, gồm:
a) Bản khai đề nghị xét tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Thanh niên xung phong già, yếu hoặc đã hy sinh, từ trần thì do đại diện thân nhân đúng tên lập bản khai theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
b) Một trong các giấy tờ sau đây đảm bảo tính pháp lý chứng minh là Thanh niên xung phong:
...
Theo đó, Hồ sơ xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang gồm những giấy tờ sau:
(1) Bản khai đề nghị xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang
(2) Một trong các giấy tờ sau đây đảm bảo tính pháp lý chứng minh là Thanh niên xung phong:
- Thẻ đội viên Thanh niên xung phong;
- Quyết định, lý lịch, trong đó ghi rõ là Thanh niên xung phong và phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi Thanh niên xung phong trở về địa phương như:
+ Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý Thanh niên xung phong;
+ Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe;
+ Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng Thanh niên xung phong;
+ Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong;
+ Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.
Lưu ý: Các giấy tờ có thông tin cần thể hiện rõ thời gian đi Thanh niên xung phong.
- Giấy chứng nhận Thanh niên xung phong của Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cấp tỉnh;
- Văn bản xác nhận phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền kèm theo tài liệu chứng minh cá nhân đi Thanh niên xung phong hoặc Quyết định hưởng trợ cấp, hưởng chính sách đối với Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc kèm theo danh sách Thanh niên xung phong.
- Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên có thể hiện thời gian tham gia Thanh niên xung phong khai trước ngày 14/4/1999;
Ngoài ra, đối với Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam, lý lịch khai trước năm 1995. Lý lịch đảng viên được sao y bản chính và có xác nhận của cấp ủy đảng nơi đảng viên sinh hoạt.
(3) Đối với trường hợp được công nhận là liệt sĩ thì hồ sơ đề nghị gồm:
- Bản khai Thanh niên xung phong hy sinh khi làm nhiệm vụ đã được công nhận là Liệt sĩ;
- Bản sao y Bằng công nhận Liệt sĩ hoặc Bằng Tổ quốc ghi công hoặc các giấy tờ xác nhận là liệt sĩ của cấp có thẩm quyền.
Thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 28/2024/NĐ-CP quy định thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của Thanh niên xung phong lập hồ sơ đề nghị.
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Thanh niên xung phong đăng ký cư trú (đối với trường hợp còn sống) hoặc nơi cư trú trước khi tham gia Thanh niên xung phong (đối với Thanh niên xung phong đã hy sinh, từ trần).
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì thực hiện các công việc sau:
- Công bố công khai danh sách các trường hợp đề nghị xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Phối hợp với Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp (nếu có) thẩm định hồ sơ;
- Tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã (có mời thêm đại diện Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp nếu có) để xem xét, tham mưu;
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ
Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
Bước 7: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị khen thưởng;
Bước 8: Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang.
Bước 9: Tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang.