Loading


Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định như thế nào?

Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định như thế nào?

    Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

    - Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng phụ cấp cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.

    - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan Công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng lương.

    Thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp Tướng, cấp Tá và Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.

    Thẩm quyền quyết định nâng lương:

    Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;

    Đối với sĩ quan Công an nhân dân: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với cấp bậc hàm Đại tướng và Thượng tướng; Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định đối với cấp bậc hàm Trung tướng trở xuống.

     

    saved-content
    unsaved-content
    29