Loading


Tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính được báo cáo đột xuất như thế nào?

Báo cáo đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính được quy định thế nào? Báo cáo đột xuất được thực hiện để giúp Văn phòng Chính phủ làm gì?

Nội dung chính

    Báo cáo đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính được quy định thế nào?

    Ngày 31/10/2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Thông tư này hướng dẫn công bố, công khai thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; xây dựng, quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; vận hành và khai thác hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung).

    Theo đó, báo cáo đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 61 Thông tư 02/2017/TT-VPCP. Cụ thể như sau:

    - Báo cáo đột xuất được thực hiện để giúp Văn phòng Chính phủ thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo định kỳ được quy định tại Thông tư này.

    - Báo cáo đột xuất được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu bằng văn bản của Văn phòng Chính phủ.

    Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.

    saved-content
    unsaved-content
    31