Loading

08:48 - 20/12/2024

Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như thế nào?

Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như thế nào? Kinh phí hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí ra sao?

Nội dung chính

    Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như thế nào?

    Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 1579/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí.

    Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2024 thì tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như sau:

    (1) Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.

    (2) Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các Ủy viên Ban Chỉ đạo khi ký các văn bản được sử dụng con dấu của bộ, ngành, cơ quan nơi công tác.

    (3) Bộ Tài chính là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

    (4) Các cơ quan có Ủy viên tham gia Ban Chỉ đạo sử dụng bộ máy hiện có của mình để giúp việc Ủy viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

    (5) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm do 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính là Tổ trưởng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Tổ phó và lãnh đạo một số vụ chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số Bộ, ngành có liên quan là thành viên Tổ giúp việc.

    Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như thế nào?

    Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí như thế nào? (Hình từ Internet)

    Kinh phí hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí ra sao?

    Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2024 thì kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tài chính bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.

    Đồng thời, Điều 4 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2024 quy định:

    Chế độ thông tin, báo cáo
    1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí và Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
    2. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Tài chính báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Như vậy, chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng theo quy định trên.

    Tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện gồm những hành vi nào?

    Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:

    Các hành vi tham nhũng
    1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
    a) Tham ô tài sản;
    b) Nhận hối lộ;
    c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
    g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
    h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
    k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
    l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
    m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
    ...

    Như vậy, tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm những hành vi nêu trên.

    Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/12/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    43