Trách nhiệm của cơ quan và đơn vị trong việc tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật là gì?
Nội dung chính
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu
1. Công khai địa chỉ trụ sở cơ quan, đơn vị, địa chỉ bưu chính, thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị mình để cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu.
2. Bố trí người thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
3. Bảo đảm bí mật các thông tin của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định này và cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
4. Gửi văn bản thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp nếu cá nhân, tổ chức đó có yêu cầu.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như sau:
- Công khai địa chỉ trụ sở cơ quan, đơn vị, địa chỉ bưu chính, thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị mình để cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu.
- Bố trí người thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
- Bảo đảm bí mật các thông tin của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
- Gửi văn bản thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp nếu cá nhân, tổ chức đó có yêu cầu.
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)
Tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như sau:
(1) Dữ liệu được tiếp nhận, thu thập từ các nguồn sau:
- Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;
- Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 16.
(2) Trình tự tiếp nhận, thu thập dữ liệu:
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện cung cấp dữ liệu theo quy định tại Nghị định này;
- Thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu từ các nguồn quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được cung cấp không có tên, địa chỉ rõ ràng, cụ thể của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu nhưng có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm và có cơ sở để kiểm tra, xác minh thì cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiếp nhận, thu thập dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định;
- Vào sổ và báo cáo công tác tiếp nhận, thu thập dữ liệu. Dữ liệu tiếp nhận, thu thập được phải ghi chép vào sổ hoặc phần mềm theo dõi và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý theo quy định.
(3) Xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập:
Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập được như sau:
- Dữ liệu thuộc thẩm quyền xử lý thì tiến hành thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
- Dữ liệu không thuộc thẩm quyền xử lý thì chuyển cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc xác minh;
- Kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định này thì không phải thực hiện việc xác minh; việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Xác minh dữ liệu và kết luận vụ việc khi tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì xác minh dữ liệu và kết luận vụ việc khi tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như sau:
(1) Thời hạn xác minh và sử dụng dữ liệu để xác minh:
- Thời hạn xác minh không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý xác minh;
- Thời hạn sử dụng dữ liệu để xác minh được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
(2) Nội dung xác minh:
- Có hay không có hành vi vi phạm hành chính; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
- Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Các tình tiết khác có liên quan (nếu có).
(3) Biện pháp xác minh:
Người có thẩm quyền có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp nghiệp vụ sau đây để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm rõ vụ việc:
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính;
- Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu; cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức có liên quan, người làm chứng, biết vụ việc xảy ra, để thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc;
- Xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc;
- Trưng cầu giám định dữ liệu, mẫu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về giám định;
- Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
(4) Thủ tục xác minh:
- Người có thẩm quyền tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập tổ xác minh. Trường hợp thành lập tổ xác minh phải có từ 02 người trở lên.
Khi tiến hành xác minh thực tế, làm việc với cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu, cá nhân, tổ chức bị phản ánh vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tiến hành xác minh và những người có liên quan trong buổi làm việc. Trường hợp cá nhân, tổ chức không ký vào biên bản thì trong biên bản phải ghi rõ việc cá nhân, tổ chức không ký;
- Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về kết quả xác minh;
- Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được phải được ghi nhận bằng văn bản và lưu trữ vào hồ sơ vụ việc theo quy định của pháp luật.
(5) Kết luận vụ việc:
Căn cứ dữ liệu tiếp nhận, thu thập được, kết quả xác minh, người có thẩm quyền phải kết luận nội dung vụ việc, thực hiện như sau:
- Trường hợp phát hiện có vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp xác định không có vi phạm hành chính hoặc không đủ căn cứ để chứng minh vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính thuộc trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính;
- Trường hợp trong và sau quá trình xác minh, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.