Loading


Trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức và người lao động được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức và người lao động được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức và người lao động được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức và người lao động được quy định từ Điều 43 đến Điều 47 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:

    Điều 43. Trách nhiệm của Tổng KTNN
    1. Tổng KTNN, căn cứ chức năng, nhiệm vụ để bố trí tiếp dân và tiếp công chức, viên chức, người lao động. Tổng KTNN có thể uỷ nhiệm cho Phó Tổng KTNN tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động trong KTNN.
    2. Chỉ đạo Văn phòng KTNN chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất để tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động trong KTNN tại trụ sở cơ quan KTNN; chỉ đạo các KTNN khu vực chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất và tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị của cơ quan mình để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức.
    3. Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm việc tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động, kịp thời giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo; trân trọng lắng nghe ý kiến của các bên để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
    4. Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân theo quy định tại Điều 18 Luật Tiếp công dân 2013 
    Điều 44. Trách nhiệm của Văn phòng KTNN
    1. Bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động tại trụ sở cơ quan KTNN; chỉ dẫn công dân theo đúng quy định.
    2. Thông báo cho Thanh tra KTNN hoặc đơn vị được Tổng KTNN giao chủ trì tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    3. Bố trí kế hoạch để Lãnh đạo KTNN tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động theo quy định.
    Điều 45. Trách nhiệm của KTNN các khu vực
    1. Bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác tiếp công dân tại trụ sở KTNN khu vực; tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định.
    2. Thông báo cho Thanh tra KTNN hoặc đơn vị được Tổng KTNN giao chủ trì tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    Điều 46. Trách nhiệm của Thanh tra KTNN
    1. Bố trí công chức, viên chức công dân, công chức, viên chức, người lao động; hướng dẫn xử lý việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
    2. Đề xuất Tổng KTNN phân công Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cử công chức, viên chức tham gia tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động khi cần thiết.
    3. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh đạo KTNN tiếp công dân, công chức, viên chức, người lao động.
    5. Thực hiện chế độ báo cáo với Lãnh đạo KTNN về công tác tiếp công dân theo quy định.
    Điều 47. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN
    1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Chánh Thanh tra KTNN trong việc tiếp công dân, xử lý các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân.
    2. Cử công chức, viên chức có năng lực và trình độ chuyên môn theo yêu cầu của Tổng KTNN để phối hợp tiếp công dân.

    Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân, công chức, viên chức và người lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại  Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016

    saved-content
    unsaved-content
    18