Loading


Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định là gì?

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả là gì? Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định là gì?

    Tại Điều 48 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả như sau:

    - Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.

    - Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc các bên đi vay thực hiện khai báo thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

    - Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài trong phạm vi thẩm quyền phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài trên địa bàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

    - Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Kiểm tra, thanh tra, và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.

    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả thì trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng là gì?

    Tại Điều 49 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả thì trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng được quy định như sau:

    (1) Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

    (2) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.

    Mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh?

    Tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định Mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh như sau:

    TÊN BÊN ĐI VAY
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: ……………
    V/v đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

    ………, ngày …… tháng …… năm ……

    ĐƠN ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

    Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1
    (_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _)

    - Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

    - Căn cứ Thông tư số …/20…/TT-NHNN ngày ... tháng ... năm 20... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

    - Căn cứ thỏa thuận vay nước ngoài đã ký với bên (các bên) cho vay nước ngoài ngày …/…/…;

    Bên đi vay có tên sau đây đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khoản vay trung, dài hạn nước ngoài của bên đi vay như sau:

    PHẦN THỨ NHẤT: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

    I. Thông tin về bên đi vay:

    1. Tên bên đi vay: …………………………………………………………………………………

    2. Loại hình bên đi vay2: ………………………………………………………………………….

    3. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

    4. Điện thoại: …………………… Email: …………………… Mã số thuế: …………………..

    5. Họ và tên người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………..

    Chức vụ: …………………………………………………………………………………………..

    Họ và tên người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật (nếu có): ……………

    - Văn bản ủy quyền: ……………………………………………………………………………..

    6. Hồ sơ pháp lý3:

    7. Phạm vi hoạt động hợp pháp của bên đi vay4: (ghi rõ nguồn tham chiếu)

    8. Tổng vốn đầu tư của dự án sử dụng vốn vay (áp dụng với khoản vay nước ngoài phục vụ mục đích thực hiện dự án đầu tư) là ………………………… trong đó tổng số vốn góp là …………………………, tổng số vốn vay là ………………………… (quy USD)

    9. Tình hình dư nợ tín dụng phục vụ dự án tại thời điểm gửi hồ sơ đăng ký (quy USD)5:

    - Dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài: …………………… (trong đó quá hạn: ……………………)

    - Dư nợ vay ngắn hạn trong nước: …………………… (trong đó quá hạn: ……………………)

    - Dư nợ vay trung, dài hạn nước ngoài: …………………… (trong đó quá hạn: ……………………)

    - Dư nợ vay trung, dài hạn trong nước: …………………… (trong đó quá hạn: ……………………)

    Số khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp (đang thực hiện hoặc còn dư nợ đến ngày báo cáo): ……………………………………… khoản vay

    10. Vốn chủ sở hữu (theo báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét tại thời điểm gần nhất trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài) (Quy USD):

    11. Thông tin về bên cho vay:

    1. Tên bên cho vay (hoặc đại diện bên cho vay)6: ………………………………………………

    2. Quốc gia của bên cho vay (hoặc đại diện bên cho vay):

    3. Loại hình bên cho vay (hoặc đại diện bên cho vay)7:

    III. Thông tin về các bên liên quan khác:

    1. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:

    1.1. Tên ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản: ………………………………………………

    1.2. Địa chỉ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản: ……………………………………………

    1.3. Thông tin về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:

    …………………………………………………………………………………………………………

    2. Các bên liên quan khác trong trường hợp có phát sinh dòng tiền (ghi rõ tên, địa chỉ của bên liên quan trong khoản vay - nếu có)8: …………………………………………………………………

    PHẦN THỨ HAI: THÔNG TIN VỀ MỤC ĐÍCH VAY

    1. Mục đích vay9: ……………………………………………………………………………………

    2. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của mục đích vay

    2.1. Tên tài liệu10: ……………………………………………………………………………………

    2.2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt11 (không áp dụng trong trường hợp khoản vay để thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy CNĐKĐT hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư) …………………………………………………………………………………………………………

    PHẦN THỨ BA: THÔNG TIN VỀ KHOẢN VAY:

    1. Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài: …………………………

    2. Giá trị khoản vay:                                                                                     Điều khoản:

    - Giá trị bằng số: ……………………………………………………

    - Giá trị bằng chữ: …………………………………………………..

    3. Đồng tiền thực hiện khoản vay:                                                                 Điều khoản:

    3.1. Đồng tiền nhận nợ: …………………………………………….

    3.2. Đồng tiền rút vốn: ………………………………………………

    3.3. Đồng tiền trả nợ: ……………………………………………….

    4. Hình thức vay12: …………………………………………………..

    5. Thời hạn vay: ………………………………………………………                      Điều khoản:

    6. Lãi suất vay: ……………………………………………………….                      Điều khoản:

    7. Các loại phí13: ……………………………………………………..                      Điều khoản:

    8. Lãi phạt: ……………………………………………………………                      Điều khoản:

    9. Chi phí vay14: ………………………………………………………%/năm            Điều khoản:

    10. Kế hoạch rút vốn15: ………………………………………………                     Điều khoản:

    11. Kế hoạch trả nợ:

    11.1. Kế hoạch trả nợ gốc16: ………………………………………..                     Điều khoản:

    11.2. Kế hoạch trả nợ lãi17: …………………………………………                      Điều khoản:

    12. Các biện pháp bảo đảm18: ……………………………………..                      Điều khoản:

    12.1. Bảo lãnh:                                                                                            Điều khoản:

    - Tên bên bảo lãnh: ………………………………………………………………

    - Quốc gia bên bảo lãnh: …………………………………………………………

    - Ngày ký thỏa thuận bảo lãnh: ………………………………………………….

    12.2. Các biện pháp bảo đảm khác: liệt kê khái quát các biện pháp bảo đảm (hình thức bảo đảm, loại tài sản bảo đảm, bên bảo đảm) và ghi rõ điều khoản tham chiếu tại thỏa thuận vay nước ngoài.

    12.3. Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm19: …………………………………………………

    13. Các điều kiện khác (nếu có): …………………………………………………………………

    * Chú ý: ghi rõ điều khoản tham chiếu tại thỏa thuận vay nước ngoài đối với mỗi nội dung tại phần này.

    14. Dự kiến việc sử dụng ngoại tệ từ nguồn vốn vay (không áp dụng đối với khoản vay giải ngân vào tài khoản vay trả nợ nước ngoài bằng VNĐ):

    (i) Tỷ lệ phần trăm giá trị khoản giải ngân dự kiến sẽ được bán ngoại tệ cho TCTD được phép: ……%

    (ii) Mục đích sử dụng số ngoại tệ còn lại (trong trường hợp tỷ lệ tại Điểm 14(i) nói trên nhỏ hơn 100%)

    15. Dự kiến mua ngoại tệ trả nợ từ TCTD được phép: …………………………% giá trị khoản vay

    16. Các nội dung giải trình thêm (nếu có):

    PHẦN THỨ TƯ: CAM KẾT

    Người ký tên dưới đây (đại diện hợp pháp của bên đi vay) cam kết:

    - Đã đọc và nghiên cứu toàn bộ các quy định về điều kiện vay nước ngoài, các quy định về quản lý ngoại hối khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài; các quy định của pháp luật có liên quan đến các hoạt động sử dụng vốn vay nước ngoài; các quy định về thực hiện phái sinh ngoại tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước khi trả nợ (bao gồm nhưng không giới hạn Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay nước ngoài của doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài; các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký và thực hiện khoản vay nước ngoài;

    - Tự chịu trách nhiệm toàn diện trong việc ký kết và thực hiện các giao dịch bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định hiện hành của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Mọi thông tin ghi trong đơn này và các tài liệu kèm theo tại hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài của bên đi vay là trung thực, đúng sự thật.

     

     

    NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
    CỦA BÊN ĐI VAY

     

    Thông tin liên hệ:

    Cán bộ phụ trách: ………………………………………

    Điện thoại: …………………… Email: …………………

    Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nhận công văn:

    ……………………………………………………………

    Hướng dẫn một số nội dung liên quan tại Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

    ___________________________________________

    1 Ghi rõ gửi Vụ Quản lý ngoại hối hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 20 Thông tư này).

    2 Ghi loại hình bên đi vay theo phân tổ sau:

    - Đối với khối doanh nghiệp (không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài):

    + Khối doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (SOE); doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ (S50).

    + Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn điều lệ (F51); Doanh nghiệp có từ 10% đến dưới 51% vốn đầu tư nước ngoài (F10).

    + Khối doanh nghiệp khác: Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Doanh nghiệp khác (KHA)

    - Đối với khối tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

    + Khối ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài; các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trên 50% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (FFI).

    + Khối tổ chức tín dụng có vốn nhà nước: Tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (SFI)

    + Khối tổ chức tín dụng khác: OFI

    3 Ghi rõ các nội dung về loại hồ sơ pháp lý: số, ngày cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Tùy từng bên đi vay, các loại hồ sơ pháp lý này bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã của bên đi vay theo quy định của pháp luật.

    4 Chỉ liệt kê lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh ghi nhận tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, điều lệ công ty... liên quan đến dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn từ khoản vay nước ngoài.

    5 Tỷ giá áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này (tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi khoản vay nước ngoài).

    6 Ghi chính xác tên bên cho vay. Trường hợp khoản vay hợp vốn không có đại diện các bên cho vay (hoặc đại diện các bên cho vay không chịu trách nhiệm nhận tiền/chuyển tiền với bên đi vay), ghi rõ các thông tin tại mục này đối với từng bên cho vay, ghi chú bên cho vay chiếm đa số. Trường hợp khoản vay hợp vốn có đại diện các bên cho vay và đại diện bên cho vay sẽ chịu trách nhiệm làm đầu mối thanh toán chuyển tiền liên quan đến khoản vay (các bên cho vay cụ thể không trực tiếp chuyển tiền/nhận tiền với bên đi vay): ghi các thông tin của bên đại diện các bên cho vay. Trường hợp khoản vay dưới hình thức phát hành công cụ nợ không ghi danh, các thông tin về bên cho vay được thay thế bằng các thông tin về bên làm đại lý phát hành, đại lý ủy thác,... tùy theo cấu trúc phát hành.

    7 Loại hình bên cho vay ghi theo phân tổ sau: (i) Công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ; (ii) Tổ chức tín dụng; (iii) Quỹ tài chính; (iv) Tổ chức tài chính quốc tế khác; (v) Các đối tượng khác.

    8 Chỉ liệt kê các bên liên quan mà các dòng chuyển tiền giữa bên đi vay và các bên liên quan này. Trường hợp có các đại lý nhưng không có dòng tiền chuyển trực tiếp đến các bên đại lý đó thì không nêu tại mục này. Lưu ý các bên liên quan có thể là các doanh nghiệp được chia, tách từ bên đi vay ban đầu nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện khoản vay theo thỏa thuận về trách nhiệm liên đới giữa bên cho vay và các bên được chia, tách từ bên đi vay ban đầu.

    9 Ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định về điều kiện vay nước ngoài như: (i) thực hiện dự án đầu tư; (ii) tăng quy mô vốn kinh doanh theo phương án sử dụng vốn vay; (iii) cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài,... Trường hợp bên đi vay sử dụng vốn vay cho nhiều mục đích, yêu cầu bên đi vay ghi rõ số tiền sử dụng từ khoản vay nước ngoài cụ thể cho từng mục đích vay.

    10 Trường hợp mục đích vay để thực hiện dự án đầu tư: Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định về đầu tư; ... Trường hợp mục đích vay để tăng quy mô vốn theo phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: ghi phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trường hợp mục đích vay để cơ cấu khoản nợ nước ngoài: ghi phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    11 Ghi cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng vốn và dẫn chiếu quy định về cấp có thẩm quyền phê duyệt:

    - Chứng minh việc sử dụng vốn không thuộc đối tượng phải xin giấy CNĐKĐT theo quy định về đầu tư (trích dẫn đầy đủ quy định của pháp luật).

    - Dẫn chiếu các quy định pháp luật, quy định tại điều lệ của bên đi vay để chứng minh thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng vốn.

    12 Ghi: (i) Vay bằng tiền: bao gồm vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy thác cho vay với bên ủy thác là người không cư trú; (ii) Vay thông qua phát hành công cụ nợ (không bao gồm trái phiếu quốc tế); (iii) Vay thông qua hình thức thuê tài chính.

    13 Ghi rõ phí trả trong nước cho người cư trú và phí trả ra nước ngoài cho người không cư trú.

    14 Doanh nghiệp tính chi phí vay ước tính của khoản vay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký khoản vay. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm trên kim ngạch khoản vay, bao gồm các chi phí của khoản vay được tính theo quy định tại Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

    15 Kế hoạch rút vốn phù hợp với thỏa thuận vay. Trường hợp thỏa thuận vay không quy định kế hoạch rút vốn cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của bên đi vay phù hợp với thỏa thuận vay, bên đi vay chủ động ghi kế hoạch rút vốn dự kiến chi tiết theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.

    16 Kế hoạch trả nợ phù hợp với thỏa thuận vay. Trường hợp thỏa thuận vay không quy định kế hoạch trả nợ cụ thể, trong phạm vi các cam kết tại thỏa thuận vay, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ của bên đi vay, bên đi vay ghi chi tiết kế hoạch trả nợ theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.

    17 Ghi rõ kỳ trả lãi và thời điểm bắt đầu trả lãi.

    18 Hiện nay, Thông tư không quy định việc nộp các thỏa thuận bảo đảm, do đó, việc tham chiếu các quy định về giao dịch bảo đảm sẽ căn cứ vào các điều khoản có liên quan tại thỏa thuận vay.

    19 Tham khảo các quy định tại Chương V Thông tư này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    27