Tài khoản hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được mở và sửa đổi theo nguyên tắc như thế nào?

Tài khoản hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được mở, sửa đổi theo nguyên tắc nào? Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới theo quy định của NHNN, các đơn vị có liên quan cần làm gì?

Nội dung chính

    Tài khoản hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được mở, sửa đổi theo nguyên tắc nào?

    Ngày 22/10/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).

    Theo đó, nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:

    - Việc mở và sửa đổi tài khoản hoạt động phải đảm bảo phù hợp với nội dung kinh tế, đối tượng của tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết và khả năng xử lý thực tế của hệ thống;

    - Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới theo quy định của NHNN, các đơn vị có liên quan thiết lập yêu cầu quản lý cần theo dõi trên tài khoản hoạt động. Căn cứ vào yêu cầu quản lý của các đơn vị và quy định về theo dõi đối tượng kế toán, Cục Công nghệ tin học phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán và các đơn vị liên quan để thống nhất xây dựng, cài đặt các tham số về tài khoản hoạt động tại phân hệ, phần mềm ứng dụng phù hợp;

    - Việc mở, sửa đổi tài khoản hoạt động trên Hệ thống phần mềm ứng dụng phải thực hiện theo các quy định, quy trình của các phân hệ, phần mềm ứng dụng cụ thể của NHNN.

    saved-content
    unsaved-content
    21
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT