Loading

08:30 - 26/11/2024

Trách nhiệm khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thế nào?

Trách nhiệm khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thế nào? Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thế nào?

    Căn cứ vào khoản 5, 6 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai.

    Theo đó, trách nhiệm của các bên liên quan khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai như sau:

    (1) Trách nhiệm của người có đất thu hồi

    - Chấp hành quyết định thu hồi đất;

    - Thực hiện bàn giao đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất cho cơ quan, người có thẩm quyền được quy định tại quyết định thu hồi đất.

    (2) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

    - Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

    - Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật;

    - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật.

    - Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

    Trách nhiệm khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thế nào?Trách nhiệm khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thế nào? (Hình từ Internet)

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định thế nào?

    Căn cứ vào Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
    2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
    6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
    7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
    9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
    10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Có 8 trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định như trên.

    Xử lý tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi khi thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai thế nào?

    Căn cứ vào khoản 7 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, theo đó việc xử lý tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi được thực hiện như sau:

    - Trường hợp thu hồi đất do người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì số tiền sử dụng đất thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí cưỡng chế, tổ chức đấu giá theo quy định được nộp ngân sách nhà nước để thanh toán nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, số tiền còn lại được hoàn trả cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi;

    - Trường hợp thu hồi đất do đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất theo quy định, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi được thực hiện bán tài sản theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn nêu trên, người sử dụng đất thu hồi không thực hiện được việc bán tài sản của mình gắn liền với đất thì Nhà nước không bồi thường đối với tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ tài sản trả lại mặt bằng cho Nhà nước theo thời hạn ghi trong quyết định thu hồi đất, trường hợp không thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

    Trường hợp nhà đầu tư mua lại tài sản gắn liền với đất của người có đất thu hồi thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

    XEM THÊM: Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?

    saved-content
    unsaved-content
    50