Loading


Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ có những quy định cụ thể nào?

Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ có những quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ có những quy định cụ thể nào?

    Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 66/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:

    - Trách nhiệm:

    + Quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

    + Đảm bảo nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ;

    + Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán nội bộ;

    + Báo cáo Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ;

    + Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện;

    + Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;

    + Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

    - Quyền hạn:

    + Đề xuất với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;

    + Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ, để tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;

    + Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật;

    + Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;

    + Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;

    + Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán;

    + Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

    saved-content
    unsaved-content
    23