Loading


Trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) quy định trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận kiểm tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra về kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra;

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra căn cứ kết quả theo dõi để quyết định: Kết thúc việc theo dõi và lưu trữ hồ sơ theo dõi theo quy định hiện hành nếu việc thực hiện kết luận kiểm tra đã hoàn thành hoặc tiến hành đôn đốc theo quy định tại các khoản 3 và 4 của Điều này nếu việc thực hiện kết luận kiểm tra chưa hoàn thành;

    - Kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra được thông báo đến đối tượng được kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết điểm này.

    - Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra được tiến hành dưới hình thức gửi văn bản đôn đốc hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng được kiểm tra. Trình tự, thủ tục đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

     

    saved-content
    unsaved-content
    46