Loading


Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

    Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 16 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

    Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án thuyết trình trước Hội đồng nhân dân;

    Trưởng ban của Hội đồng nhân dân được giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày báo cáo thẩm tra; ở cấp xã thì đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân trình bày ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân;

    Hội đồng nhân dân thảo luận. Trước khi thảo luận, Hội đồng nhân dân có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;

    Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm.

    Cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tọa hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị kết thúc việc thảo luận, khi vấn đề được nêu ra để lấy biểu quyết thì việc thảo luận kết thúc;

    Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    43