Trong nội dung hợp đồng xây dựng ngôn ngữ áp dụng có bắt buộc là Tiếng Việt không?

Trong nội dung hợp đồng xây dựng ngôn ngữ áp dụng có bắt buộc là Tiếng Việt không?

Nội dung chính

    Trong nội dung hợp đồng xây dựng ngôn ngữ áp dụng có bắt buộc là Tiếng Việt không?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014, quy định về nội dung hợp đồng xây dựng như sau:

    Nội dung hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
    a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
    b) Ngôn ngữ áp dụng;
    c) Nội dung và khối lượng công việc;
    d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
    đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
    e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
    g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
    h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
    i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
    k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
    l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
    m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
    n) Rủi ro và bất khả kháng;
    o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
    p) Các nội dung khác.
    2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
    3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

    Đồng thời, căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
    2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
    3. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.

    Như vậy, ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp, đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.

    Trong nội dung hợp đồng xây dựng ngôn ngữ áp dụng có bắt buộc là Tiếng Việt không?

    Trong nội dung hợp đồng xây dựng ngôn ngữ áp dụng có bắt buộc là Tiếng Việt không? (Hình từ Internet)

    Quy định về hồ sơ hợp đồng xây dựng như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 142 Luật Xây dựng 2014 quy định về hồ sơ hợp đồng xây dựng như sau:

    - Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014 và các tài liệu kèm theo hợp đồng.

    - Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:

    + Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;

    + Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;

    + Điều kiện chung của hợp đồng;

    + Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;

    + Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;

    + Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;

    + Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;

    + Các phụ lục của hợp đồng;

    + Các tài liệu khác có liên quan.

    - Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều 142 Luật Xây dựng 2014.

    Việc thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 144 Luật Xây dựng 2014 quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:

    - Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

    - Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

    - Bên giao thầu phải thanh toán đủ giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    - Đối với hợp đồng trọn gói, việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, việc thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng.

    - Đối với hợp đồng theo thời gian, việc thanh toán chi phí chuyên gia tư vấn được xác định trên cơ sở mức tiền lương chuyên gia và các chi phí liên quan đến hoạt động của chuyên gia tư vấn nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

    - Đối với hợp đồng theo chi phí, cộng phí việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở chi phí trực tiếp thực hiện công việc của hợp đồng và các chi phí quản lý, lợi nhuận của bên nhận thầu theo thỏa thuận.

    - Việc thanh toán đối với khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng xây dựng được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.

    - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

    saved-content
    unsaved-content
    50
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT