Loading


Trường hợp nào bị truy cứu về tội mua bán người khi sử dụng thủ đoạn đưa người lao động đi nước ngoài?

Những trường hợp nào sẽ bị truy cứu về tội mua bán người khi sử dụng các thủ đoạn lừa đảo hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách bất hợp pháp?

Nội dung chính

    Trường hợp nào bị truy cứu về tội mua bán người khi sử dụng thủ đoạn đưa người lao động đi nước ngoài?

    Các trường hợp sẽ bị truy cứu về tội mua bán người khi sử dụng thủ đoạn đưa người lao động đi nước ngoài bao gồm những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành (có hiệu lực từ 15/3/2019) cụ thể như sau:

    - Biết người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

    - Chuyển giao người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác;

    - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

    saved-content
    unsaved-content
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ