Loading


Trường hợp nào phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu hồ sơ địa chính?

Khi nào phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu hồ sơ địa chính? Trường hợp đăng ký đất đai thì chỉnh lý, cập nhật ra sao? Khi chưa cấp đổi Giấy chứng nhận đất đai theo bản đồ địa chính?

Nội dung chính

    Trường hợp nào phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu hồ sơ địa chính?

    Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định các tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động và căn cứ chỉnh lý, cập nhật trong các trường hợp biến động  được thực hiện theo quy định như sau:

    STT

    Các trường hợp biến động

    Tài liệu phải chỉnh lý, cập nhật

    Căn cứ để chỉnh lý, cập nhật

    1

    Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai:

    - Sổ địa chính.

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra ở các cấp;

    - Hồ sơ giao đất, cho thuê đất; đấu giá quyền sử dụng đất.

    2

    Đăng ký đất đai đối với đất được Nhà nước giao để quản lý

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính.

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra ở các cấp;

    - Hồ sơ giao đất để quản lý.

    3

    Đăng ký biến động trừ trường hợp quy định tại các điểm 4, 5, 6 và 9 của Bảng này

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký biến động đã được kiểm tra đủ điều kiện theo quy định.

    4

    Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng

    Sổ địa chính.

    Hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại đã kiểm tra đủ điều kiện theo quy định.

    5

    Xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề

    Sổ địa chính.

    - Hồ sơ về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề;

    - Giấy chứng nhận đã cấp.

    6

    Đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

    Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp.

    7

    Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại Điểm 8 của Bảng này)

    Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận.

    8

    Cấp đổi Giấy chứng nhận do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, dồn điền đổi thửa

    - Sổ địa chính;

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận.

    9

    Nhà nước thu hồi đất

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thu hồi đất.

    10

    Đính chính nội dung Giấy chứng nhận

    Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót.

    11

    Thu hồi, hủy Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất)

    - Sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có);

    - Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp, quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận.

    12

    Thay đổi loại đất mà chưa đăng ký biến động theo quy định

    Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai.

    Văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    13

    Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính mà người sử dụng đất không cấp đổi Giấy chứng nhận

    Sổ địa chính.

    Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai đã được nghiệm thu.

    14

    Các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, về quyền được giao đất để quản lý do Ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện

    Sổ địa chính.

    - Văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

    - Các văn bản khác do Ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện có thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, về quyền được giao đất để quản lý so với nội dung đã đăng ký.

    Như vậy, có 14 trường hợp tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động như quy định trên.

    Trường hợp nào phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu hồ sơ địa chính?

    Trường hợp nào phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu hồ sơ địa chính? (Hình từ Internet)

    Trường hợp đăng ký đất đai thì chỉnh lý, cập nhật ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định trình tự, thời gian chỉnh lý, cập nhật biến động hồ sơ địa chính đối với trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

    - Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính dạng số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:

    + Cập nhật thông tin đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và quét giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy tờ về giao đất để quản lý (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất theo quy định;

    + Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính;

    + Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;

    + Cập nhật thông tin về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận được chứng từ nộp nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc ghi nợ hoặc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    + Quét và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã cấp hoặc đã xác nhận thay đổi; trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu và không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện hoặc không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận thì nhập bổ sung thông tin theo quy định đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận;

    + Kiểm tra việc chỉnh lý, cập nhật; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập hoặc chỉnh lý;

    - Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì thực hiện chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính như sau:

    + Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký biến động thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;

    + Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận hoặc không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến;

    + Trường hợp đăng ký đất đai đối với đất được Nhà nước giao để quản lý thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính sau khi hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ theo thẩm quyền hoặc sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến.

    Như vậy, trình tự, thời gian chỉnh lý, cập nhật biến động hồ sơ địa chính đối với trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính thì thực hiện theo như quy định trên.

    Thay đổi thông tin trong bản đồ địa chính mới, Giấy chứng nhận đất đai đã cấp chưa được cấp đổi thì xác định thông tin như nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây mà chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định các thông tin như sau:

    - Các thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện đầy đủ thông tin thì xác định thông tin theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

    - Các thông tin về đường ranh giới (hình dạng, kích thước các cạnh và tọa độ các đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

    Như vậy, trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây mà chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định các thông tin theo như quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    67