Loading


Trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất thì được xử lý như thế nào? Trong trường hợp nào được xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất thì được xử lý như thế nào? Trong trường hợp nào được xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

Nội dung chính

    Trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất thì được xử lý như thế nào?

    Tại Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như sau:

    Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
    1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có hướng giải quyết khác nhau:

    Trường hợp 1: Người sử dụng đất đồng thời là chủ nhà thì tài sản được xử lý bao gồm cả nhà và đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trường hợp 2: Người sử dụng đất không phải là chủ nhà thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ nhà được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trường hợp thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất thì được xử lý như thế nào? Trong trường hợp nào được xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

    Thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất thì tài sản được xử lý như thế nào?

    Tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

    Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất
    1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có hướng giải quyết khác nhau:

    Trường hợp 1: Người sử dụng đất đồng thời là chủ nhà thì tài sản được xử lý sẽ bao gồm cả nhà và đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Trường hợp 2: Người sử dụng đất không phải là chủ nhà thì khi xử lý nhà, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trong trường hợp nào được xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

    Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định trường hợp xóa đăng ký thế chấp như sau:

    (1) Theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;

    (2) Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt;

    (3) Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;

    (4) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;

    (5) Tài sản bảo đảm không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.

    Tài sản bảo đảm không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;

    (6) Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

    (7) Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

    Trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký theo quy định tại trường hợp (5);

    (8) Tài sản bảo đảm là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;

    (9) Tài sản bảo đảm là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;

    (10) Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014, luật khác có liên quan quy định khác;

    (11) Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;

    (12) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;

    (13) Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    23