Loading


Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân như thế nào?

Người phạm tội mua bán người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sử dụng thủ đoạn lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, và các yếu tố nào được xem xét khi định tội?

Nội dung chính

    Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân như thế nào?

    Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại Điều 6 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành (có hiệu lực từ 15/3/2019) cụ thể như sau:

    - Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân (ví dụ: tim, buồng gan...), làm nạn nhân chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

    - Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp này, nếu gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015.

    saved-content
    unsaved-content
    24
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ