Loading


Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý nợ công theo quy định hiện hành?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Có bao gồm cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công không?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

    Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.

    Theo quy định tại Điều 11 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định cụ thể như sau:

    - Cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công do Chính phủ trình.

    - Quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.

    saved-content
    unsaved-content
    26