Loading


Thực hiện theo trình tự nào khi Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết tại phiên họp?

Theo quy định của pháp luật về Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chức năng và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại phiên họp theo trình tự nào?

Nội dung chính

    Thực hiện theo trình tự nào khi Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết tại phiên họp?

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại phiên họp theo trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 44 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

    - Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;

    - Đại diện Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;

    - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

    - Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận và Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;

    - Trong trường hợp dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết còn có ý kiến khác nhau thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được chỉnh lý và chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ Tư pháp, Ban công tác lập pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

    Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được phân công chủ trì thẩm tra dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;

    - Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

    saved-content
    unsaved-content
    34