Loading


Ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được không?

Ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được không?

Nội dung chính

    Ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 có cụm từ này bị thay thế bởi điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định cụ thể là:

    Đăng ký tham gia đấu giá
    1. Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

    ...

    Như vậy, theo quy định, không được ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, mà việc ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham giá đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. 

    Ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được không?Ủy quyền bằng lời nói cho người khác thay mình tham gia đấu giá tài sản
    là quyền sử dụng đất được không? (Hình từ internet)

    Quyền sử dụng đất có được là tài sản đấu giá không?

    Căn cứ Điều 4 Luật Đấu giá Tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:

    Tài sản đấu giá
    1. Tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá bao gồm:
    a) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
    c) Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
    d) Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
    đ) Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
    e) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
    g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
    h) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
    i) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
    k) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
    l) Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
    m) Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
    n) Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
    o) Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
    p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì có thể là tài sản đấu giá.

    Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá tài sản?

    Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 48/2017/TT-BTC quy định nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá tài sản bao gồm:

    - Tiền thu được từ việc đấu giá tài sản.

    - Tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá tài sản:

    + Tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.

    + Mức thu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 48/2017/TT-BTC là mức tối đa. Mức thu cụ thể do cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản đấu giá hoặc cơ quan được giao xử lý việc đấu giá tài sản quyết định; do Hội đồng đấu giá tài sản quyết định trong trường hợp đấu giá tài sản thông qua hội đồng.

    + Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại tiền hồ sơ đã nộp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức cuộc bán đấu giá. Không hoàn trả tiền hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật đấu giá trong thời gian tổ chức đấu giá.

    - Tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016.

    - Các nguồn kinh phí hợp lệ khác theo quy định của pháp luật.

    Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    54