Loading


Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước được quy định như thế nào?

Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước được quy định như thế nào? 

    Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước quy định tại Công văn 4494/BTC-HCSN thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 theo Nghị quyết 01/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

    Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước (không bao gồm: Phần vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia; chi từ nguồn thu phí được để lại, nguồn thu sự nghiệp theo quy định):

    - Hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên được giao đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau ngày 30/6/2017 chưa phân bổ để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương; trừ các khoản được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...), các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và các khoản đơn vị dự toán cấp I đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đối với các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị dự toán cấp I ở địa phương) do cơ quan tài chính không thống nhất khi kiểm tra phân bổ dự toán. Trong thời gian chờ ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thì đơn vị không được phép chi đối với các nội dung cơ quan tài chính không thống nhất.

    - Dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện (chưa có quyết định phê duyệt dự án), chưa được phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trừ một số trường hợp: Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia; kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...); trường hợp điều chỉnh dự toán đối với các nội dung công việc đã được phân bổ dự toán đầu năm để thực hiện cho phù hợp thực tiễn phát sinh và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    - Đối với việc mua sắm tài sản nhà nước (bao gồm cả mua xe ô tô):

    + Về nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, phương thức mua sắm tài sản nhà nước: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2676/BTC-QLCS ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn NSNN năm 2017 và nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

    +Về việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nước: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn này của Bộ Tài chính.

    - Chế độ báo cáo:

    Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp các khoản chi thường xuyên được giao đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau ngày 30/6/2017 chưa phân bổ; các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm dừng thực hiện và hủy dự toán do chưa triển khai thực hiện và có quyết định hủy dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch trước ngày 20/7/2017 để thực hiện kiểm soát chi (theo biểu mẫu tại Phụ lục 1, 2 đính kèm).

    Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch không nhận được kết quả rà soát, quyết định hủy dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương gửi đến thì Kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện kiểm soát thanh toán cho đơn vị theo dự toán ngân sách nhà nước được giao theo quy định hiện hành. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện rà soát, hủy dự toán theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ.

    Trong quá trình kiểm soát chi, trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hiện các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện hoặc chưa phê duyệt dự toán hoặc chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì tạm dừng thanh toán, đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính vào ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    saved-content
    unsaved-content
    48