Quy định về mã loại, khoản trong ngân sách nhà nước

Quy định về mã loại, khoản trong ngân sách nhà nước? C Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định về mã loại, khoản trong ngân sách nhà nước

    Mã loại, khoản trong ngân sách nhà nước được quy định tại Mục III Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành như sau:

    - Loại dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước. Khoản là phân loại chi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Mã Loại - Khoản được mã số hóa 3 ký tự, quy định như sau:

    + Loại: Được mã số hóa theo 3 ký tự, là số chẵn theo hàng chục, khoảng cách giữa các Loại là 30 giá trị. Riêng Loại 280 - Các hoạt động kinh tế là 60 giá trị.

    + Khoản được mã số hóa theo 3 ký tự với các giá trị có hàng đơn vị từ 1-9 liền sau mã số của từng Loại tương ứng.

    - Hạch toán phân bổ dự toán NSNN theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán được giao và tính chất hoạt động được bố trí chi ngân sách. Đối với dự án đầu tư thì căn cứ công năng chính của dự án để xác định Loại, Khoản phù hợp. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứ mã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng.

    Ví dụ:

    + Dự toán và chi NSNN theo dự toán phân bổ, giao trực tiếp cho Lĩnh vực Công nghệ Thông tin thì hạch toán vào Khoản 314 “Công nghệ thông tin” thuộc Loại 280 “Các hoạt động kinh tế”.

    Các đơn vị dùng ngân sách được giao theo các lĩnh vực chi để mua sản phẩm công nghệ thông tin, đào tạo tập huấn, hội thảo ... về công nghệ thông tin nhằm phục vụ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thuộc Loại nào thì hạch toán vào Loại đó; không hạch toán vào khoản 314 “Công nghệ thông tin”.

    + Dự án xây kho lưu trữ cho Bộ Tư pháp lưu trữ hồ sơ thi hành án theo chức năng của Bộ Tư pháp, thì hạch toán vào Khoản 341 “Quản lý nhà nước” thuộc Loại 340 “Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể”.

    Chi thường xuyên mua máy vi tính phục vụ hoạt động quản lý hành chính của Bộ Tư pháp cũng hạch toán vào Khoản 341 “Quản lý nhà nước” thuộc Loại 340 “Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể”.

    Trên đây là nội dung quy định về mã loại, khoản trong ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    263
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT