Loading


Việc cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của Nhà nước được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật từ 01/07/2018?

Việc cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của Nhà nước được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật từ 01/07/2018?

Nội dung chính

    Việc cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của Nhà nước được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật từ 01/07/2018? 

    Theo quy định tại Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:

    - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải gửi hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền.

    - Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:

    + Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ thông tin về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định các khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể, số tiền đã tạm ứng (nếu có) và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;

    + Bản sao văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

    + Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết yêu cầu bồi thường.

    - Hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường trong trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 55 của Luật này bao gồm:

    + Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ thông tin về người bị thiệt hại, căn cứ để xác định các khoản tiền bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường;

    + Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan tài chính phải hoàn thành việc cấp phát kinh phí bồi thường cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

    Trường hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này hoặc mức bồi thường không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan giải quyết bồi thường để hoàn thiện hồ sơ, cấp phát kinh phí bồi thường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường.

    Trường hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng mức bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 hoặc tại Điều 55 của Luật này không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan tài chính kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng.

    - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường về việc chi trả tiền bồi thường. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu bồi thường nhận được thông báo, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải tiến hành chi trả tiền bồi thường.

    - Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 5 Điều này mà người yêu cầu bồi thường không nhận tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại làm thủ tục sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.

    Liên quan đến nội dung này, ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau: 

    Trước đây Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan được tổ chức theo ngành dọc, trước khi chuyển sang cơ quan tài chính ở Trung ương xem xét cấp kinh phí thì phải chuyển hồ sơ lên cơ quan quản lý cấp trên để thẩm định. Điều này là không phù hợp khi mà cơ quan quản lý cấp trên không có cán bộ, công chức thường xuyên làm nhiệm vụ giải quyết bồi thường nên việc thẩm định cấp kinh phí ở cơ quan này là không phù hợp và không cần thiết. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thêm cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan giải quyết bồi thường có thẩm quyền thẩm định hồ sơ sẽ tạo thêm thủ tục chi trả tiền bồi thường đồng thời kéo dài thời gian người bị thiệt hại có thể nhận được tiền bồi thường. Do vậy, khắc phục bất cập này, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 đã bỏ thủ tục gửi lên cơ quan quản lý cấp trên để thẩm định hồ sơ yêu cầu bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường gửi trực tiếp tới cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí. Thêm vào đó, Luật cũng đã sửa đổi, điều chỉnh thời gian theo hướng giảm thời gian thực hiện giữa các bước để giúp cho người bị thiệt hại sớm có thể nhận được tiền bồi thường.

    saved-content
    unsaved-content
    24