Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao?

Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao? Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao?

    Căn cứ khoản 3 Điều 94 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Kinh phí và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
    ....
    3. Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:
    a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;
    b) Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
    Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phê duyệt phương án chi trả bồi thường chậm cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản. Kinh phí chi trả bồi thường chậm được bố trí từ ngân sách của cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
    4. Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trường hợp đất thu hồi, tài sản đang có tranh chấp thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ được trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được bồi thường, hỗ trợ.

    Như vậy, việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;

    - Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

    Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phê duyệt phương án chi trả bồi thường chậm cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản. Kinh phí chi trả bồi thường chậm được bố trí từ ngân sách của cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao?

    Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet) 

    Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 28 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:

    (1) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Đất đai 2024. Việc xác định kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    (2) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:

    - Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào tổng mức đầu tư dự án;

    - Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư do bộ, ngành thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và các dự án do bộ, ngành làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các dự án quy định tại điểm b khoản này nhưng giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;

    - Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 88/2024/NĐ-CP, trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định 88/2024/NĐ-CP.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định 88/2024/NĐ-CP.

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định 88/2024/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    54
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT