Loading


Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ năm 2021 thì TAND cấp huyện sẽ có trách nhiệm cụ thể như thế nào?

Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ năm 2021 thì TAND cấp huyện sẽ có trách nhiệm cụ thể như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ năm 2021 thì TAND cấp huyện sẽ có trách nhiệm cụ thể như thế nào?

    Theo Khoản 3 Điều 7 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) trong việc thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

    - Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này;

    - Đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hòa giải viên;

    - Chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại; đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên; hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất khen thưởng, đề nghị xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện;

    - Bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

    - Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

    saved-content
    unsaved-content
    29
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ