Loading


Việc lưu ký tiền tại cơ sở giam giữ của người bị tạm giữ, tạm giam

Việc lưu ký tiền tại cơ sở giam giữ của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Việc lưu ký tiền tại cơ sở giam giữ của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Việc lưu ký tiền tại cơ sở giam giữ của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó: 

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận tiền của thân nhân gửi là tiền Việt Nam và phải gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được nhận tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ và được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm gửi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được sử dụng tiền mặt, cơ sở giam giữ có trách nhiệm mở sổ lưu ký để tiếp nhận, theo dõi, quản lý việc sử dụng tiền lưu ký. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân của họ.

    Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận và kiểm tra chặt chẽ quà do thân nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

    Trên đây là tư vấn về việc lưu ký tiền tại cơ sở giam giữ của người bị tạm giữ, tạm giam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 34/2017/TT-BCA. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

    Chúc sức khỏe và thành công! 

    saved-content
    unsaved-content
    630