Loading


Việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mức chi ra sao?

Mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đơn vị, tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư?

Nội dung chính

    Việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mức chi ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 91/2024/NQ-HĐND của UBND tỉnh Cao Bằng quy định về mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như sau:

    Chi tổ chức họp với người có đất, chủ sở hữu tài sản trong khu vực thu hồi để phổ biến, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tiếp nhận ý kiến, tổ chức vận động người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện dự án. Mức chi là: 100.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Chi điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất và xác định nguồn gốc đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người có đất, chủ sở hữu tài sản kê khai; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng chủ sở hữu tài sản; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác. Mức chi là: 100.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Mức chi là: 100.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Mức chi là: 100.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Mức chi là: 100.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Việc thuê nhân công do người đứng đầu đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định, quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ và chỉ được thực hiện khi đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không có đủ nhân sự để thực hiện và không được thực hiện nhiệm vụ trùng lắp với nhân sự của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Mức chi là: 150.000 đồng/người/buổi làm việc.

    - Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo mức chi thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán theo hóa đơn chứng từ hợp pháp.

    Việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mức chi ra sao?

    Việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mức chi ra sao? (Hình từ Internet) 

    Quy định về dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra sao?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:

    Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;

    - Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;

    - Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.

    Đơn vị, tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư?

    Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã thu hồi
    1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật này.
    2. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm một hoặc các đơn vị, tổ chức sau đây:
    a) Tổ chức phát triển quỹ đất;
    b) Đơn vị, tổ chức khác có chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
    c) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
    Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với từng dự án, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; đại diện cơ quan tài chính, cơ quan có chức năng quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi; đại diện của người sử dụng đất có đất thu hồi; một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Đại diện Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội khác được mời tham dự họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giám sát.

    Như vậy, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm:

    Tổ chức phát triển quỹ đất;

    - Đơn vị, tổ chức khác có chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

    - Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    saved-content
    unsaved-content
    63