Loading


Việc xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện như thế nào?

Việc xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Việc xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì  xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện như sau:

    - Việc xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật ngân sách nhà nước và Điều 42 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

    - Thời hạn chi, tạm ứng và hạch toán các khoản thu, chi ngân sách:

    + Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) đối với các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12. Thời hạn đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ, chứng từ rút dự toán chi ngân sách, tạm ứng ngân sách đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 12;

    + Các khoản tạm ứng đã đủ điều kiện chi, khối lượng, công việc đã thực hiện từ ngày 31 tháng 12 trở về trước được giao trong dự toán ngân sách, thì thời hạn chi, thanh toán ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau và được hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm trước. Thời hạn đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ, chứng từ chi ngân sách (kể cả thanh toán các khoản tạm ứng) theo chế độ quy định đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 01 năm sau.

    - Số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp đến hết ngày 31 tháng 12 được xử lý như sau:

    + Số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp của đơn vị dự toán ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn dư, thì phải nộp trả ngân sách nhà nước; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

    Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách phải đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và chi tiết theo Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục số tiền còn dư theo mẫu biểu số 58 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để làm căn cứ hạch toán chuyển số dư sang năm sau. Căn cứ kết quả đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán giảm chi (nếu đã hạch toán chi) hoặc hạch toán giảm tạm ứng (nếu đã hạch toán tạm ứng) ngân sách năm trước, tăng số đã cấp ngân sách năm sau; đồng thời thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước (tương ứng với số dư tài khoản tiền gửi được chuyển sang ngân sách năm sau) sang dự toán ngân sách năm sau.

    Kho bạc Nhà nước lập báo cáo chi tiết việc xử lý số dư tài khoản tiền gửi khi kết thúc năm ngân sách theo đơn vị dự toán cấp I, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi. Trường hợp được phép sử dụng tiếp số dư tài khoản tiền gửi, sẽ hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định;

    + Số dư tài khoản tiền gửi quy định tại điểm a khoản này không sử dụng tiếp phải nộp lại ngân sách nhà nước. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi báo cáo chi tiết số dư theo Mục lục ngân sách nhà nước đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch trước ngày 10 tháng 02 năm sau để phối hợp thực hiện nộp lại ngân sách và hạch toán giảm chi hoặc giảm tạm ứng ngân sách;

    + Số dư tài khoản tiền gửi của ngân sách cấp xã (nếu có) được chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định.

    - Dự toán ngân sách giao cho đơn vị, dự án, công trình đến hết ngày ngày 31 tháng 01 năm sau chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết (gọi là số dư dự toán) bị hủy bỏ; trừ các trường hợp được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Việc chuyển số dư dự toán sang ngân sách năm sau chi tiếp thực hiện như sau:

    + Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách đối chiếu số dư dự toán với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch theo mẫu biểu số 59 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

    + Căn cứ quy định về chuyển nguồn ngân sách (thời hạn được chi, nội dung dự toán cấp có thẩm quyền giao và điều kiện được chuyển nguồn của các khoản chi), Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đối chiếu, xác nhận dự toán đã sử dụng, dự toán chưa sử dụng cho đơn vị và thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước sang dự toán ngân sách năm sau theo quy định;

    + Kho bạc Nhà nước lập báo cáo số dư dự toán được chuyển sang ngân sách năm sau của đơn vị dự toán cấp I, chi tiết theo từng nhiệm vụ của từng đơn vị sử dụng ngân sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi. Khi sử dụng sẽ hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định.

    - Các khoản tạm ứng trong dự toán theo chế độ đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau chưa đủ thủ tục thanh toán (gọi là số dư tạm ứng) phải nộp lại ngân sách, trừ các trường hợp được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Việc chuyển số tạm ứng sang ngân sách năm sau chi tiếp hoặc nộp lại ngân sách được thực hiện như sau:

    - Chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 02 năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) đối chiếu số dư tạm ứng với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch theo mẫu biểu số 59 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Căn cứ quy định về chuyển nguồn ngân sách (thời hạn được chi, nội dung dự toán cấp có thẩm quyền giao và điều kiện được chuyển nguồn của các khoản chi), Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đối chiếu, xác nhận số dư tạm ứng chưa thanh toán cho đơn vị và thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước (tương ứng với số dư tạm ứng) sang dự toán ngân sách năm sau theo quy định.

    Kho bạc Nhà nước lập báo cáo chi tiết theo đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi. Khi sử dụng sẽ hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định;

    - Số dư tạm ứng còn lại không được chuyển nguồn sang năm sau, đơn vị sử dụng ngân sách phải nộp lại ngân sách trước ngày 10 tháng 02 năm sau. Sau ngày 10 tháng 02 năm sau nếu chưa nộp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thu hồi bằng cách chuyển số tạm ứng này sang tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán được giao năm sau có cùng nội dung với khoản thu hồi. Trường hợp dự toán năm sau không giao hoặc giao thấp hơn số phải thu hồi, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý.

    Các khoản tạm ứng phải thu hồi (kể cả khoản đã chi ngân sách) mà chưa thu hồi được, thì Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm ứng để theo dõi; khi thu hồi sẽ hạch toán giảm số tạm ứng, không hạch toán vào thu ngân sách nhà nước.

    - Các chương trình, đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền cho phép có thời gian thực hiện trên 12 tháng, thì việc quyết toán được thực hiện theo khoản 4 Điều 44 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ và quy định sau:

    + Chương trình, đề tài, dự án được quản lý theo chế độ quy định về chi thường xuyên thì quyết toán theo chế độ quy định về chi thường xuyên;

    + Chương trình, đề tài, dự án được quản lý theo chế độ quy định về chi đầu tư xây dựng cơ bản thì quyết toán theo chế độ quy định về chi đầu tư xây dựng cơ bản;

    + Số kinh phí đã quyết toán theo niên độ ngân sách hằng năm được theo dõi và lũy kế hằng năm làm cơ sở quyết toán chương trình, đề tài, dự án khi hoàn thành theo quy định.

    - Cơ quan tài chính thực hiện chi chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau và quyết toán chi theo niên độ ngân sách:

    + Số chi chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này;

    + Khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách đã có phương án sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

    + Căn cứ các nhiệm vụ và tổng số kinh phí được chuyển sang ngân sách năm sau theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để Kho bạc Nhà nước hạch toán thu, chi chuyển nguồn sang năm sau theo quy định.

    - Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước mà chế độ quy định thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước thực hiện như sau:

    + Các đơn vị dự toán cấp I gửi hồ sơ đến cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất trước ngày 25 tháng 01 năm sau; cơ quan tài chính hoàn thành thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 01 năm sau. Số ghi chi vào ngân sách nhà nước là số đã thực chi theo chế độ quy định, số ghi thu vào ngân sách nhà nước phải tương ứng với số ghi chi. Số thu chưa ghi thu vào ngân sách nhà nước, được tiếp tục theo dõi quản lý để ghi thu vào ngân sách nhà nước khi đơn vị đã thực chi theo chế độ quy định;

    + Vốn vay nợ, viện trợ ngoài nước trực tiếp cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; các cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 01 năm sau. Trường hợp bổ sung cho ngân sách cấp dưới phải hoàn thành thủ tục ghi thu, ghi chi gửi Kho bạc Nhà nước chậm nhất hết ngày 15 tháng 01 năm sau đối với ngân sách trung ương, hết ngày 20 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh, hết ngày 25 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp huyện;

    + Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách vào ngân sách năm nào thì quyết toán vào thu, chi ngân sách năm đó.

     

    saved-content
    unsaved-content
    25