Loading


Xây nhà xong có bắt buộc đăng ký tài sản gắn liền với đất không?

Xây nhà xong có bắt buộc đăng ký tài sản gắn liền với đất không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất? Công dân có quyền gì đối với đất đai?

Nội dung chính

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là gì?

    Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

    Xây nhà xong có bắt buộc đăng ký tài sản gắn liền với đất không? (Hình từ Internet)

    Xây nhà xong không đăng ký tài sản gắn liền với đất có bị xử phạt không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 131 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
    2. Tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.
    3. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
    4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý đã kê khai đăng ký được ghi vào hồ sơ địa chính và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
    5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.

    Như vậy, theo quy định trên thì việc đăng ký tài sản gắn liền với đất chỉ được thực hiện khi chủ sở hữu có yêu cầu. Do vậy, chủ sở hữu không đăng ký tài sản gắn liền với đất sẽ không bị xử phạt.

    Tuy nhiên, nếu không đăng ký bổ sung tài sản trên đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu chưa được ghi nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tức là chủ sở hữu chỉ được ghi nhận quyền sử dụng đất chứ chưa được ghi nhận quyền sở hữu tài sản là nhà trên đất đó. Do đó, sẽ không thuận tiện trong việc chứng minh nhà ở là tài sản hợp pháp khi thực hiện các giao dịch.

    Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?

    Theo Điều 136 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

    Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 219 của Luật này được quy định như sau:
    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 của Luật này.
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản này;
    b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này.

    Theo đó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6, và 7 Điều 4 của Luật này. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận này.

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này.

    Tùy thuộc vào loại hình đất đai và tài sản, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện.


    saved-content
    unsaved-content
    55