Loading


Báo cáo 2018/BC-BNN-TCTS tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra và đề xuất chính sách cấp bách hỗ trợ phát triển sản xuất cá tra do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2018/BC-BNN-TCTS
Ngày ban hành 03/07/2012
Ngày có hiệu lực 03/07/2012
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2018/BC-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2012

 

BÁO CÁO

VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẤP BÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁ TRA

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Trong hơn 10 năm qua, ngành hàng cá tra đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, trở thành đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Chỉ khoảng 6.000 ha nuôi ở 10 tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,805 tỷ USD (chiếm trên 35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản). Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; đặc biệt trong những tháng gần đây đang gặp khó khăn.

Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương và hội ngành nghề đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra hiện nay và triển khai thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và kính trình Thủ tướng xem xét quyết định về một số chính sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp như sau:

1. Kết quả đạt được

1.1. Diện tích và sản lượng:

Thống kê báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 20/6/2012 toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đang nuôi thả 4.541 ha, diện tích thu hoạch 2.001 ha đạt sản lượng 533.352 tấn, năng suất trung bình đạt 265,2 tấn/ha; so với cùng kỳ năm 2011, diện tích nuôi tăng 66,5%, diện tích thu hoạch tăng 94,1%, sản lượng tăng 77,1%. Dự kiến trong các tháng 7 và 8 sẽ có khoảng 1.000ha đến kỳ thu hoạch sản lượng ước khoảng 250.000-300.000 tấn và trong các tháng còn lại của năm 2012 sẽ thu hoạch thêm khoảng 2.600ha sản lượng ước đạt 700.000 tấn.

So với cùng kỳ năm 2011, trong 6 tháng đầu năm 2012 giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu cơ bản ổn định ở mức 23.800-24.200 đ/kg. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá bán cá tra nguyên liệu liên tục giảm sút, đặc biệt là kể từ cuối quý I/2012 đến nay Doanh nghiệp thiếu vốn để thu mua cá nguyên liệu cho người nuôi và người nuôi không có vốn để tiếp tục đầu tư. Giá cá tra nguyên liệu vào thời điểm đầu năm 2012 đã có lúc đạt 28.000đ/kg nhưng hiện nay (18/6) chỉ còn 20.000-22.000 đ/kg.

1.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu:

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

- Hiện nay vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 công ty chế biến, 72 công ty thương mại. Đã hình thành sự phân hóa mạnh trong các doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh; trong các doanh nghiệp chế biến, 5 tập đoàn hàng đầu với công suất chế biến trên 100 tấn nguyên liệu/ngày chiếm 34% sản lượng, 10 công ty có công suất chế biến khoảng 100 tấn/ngày chiếm 25% sản lượng, có 20 công ty sản xuất dưới 100 tấn/ngày chiếm 17% sản lượng, có 20 công ty có mức sản xuất 30 tấn/ngày chiếm 8% sản lượng; nhiều công ty có công suất chế biến dưới 30 tấn/ngày đang bị thua lỗ nên hoạt động cầm chừng do đó có một lượng lớn người lao động không có việc làm.

- Tính đến hết tháng 5/2012 giá trị xuất khẩu cá tra đạt trên giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 719 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011; chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong khi thị trường châu Âu có dấu hiệu giảm sút do khó khăn về kinh tế kéo dài, thị trường Mỹ tăng trưởng tốt (tuy so với năm 2011 giá xuất khẩu trung bình giảm từ 3,4 USD/kg xuống 3,1 USD); một số thị trường mới phát triển khá ổn định.

1.3. Nguyên nhân chính của những khó khăn và tồn tại:

- Thị trường thế giới khó khăn, một số thị trường chính suy giảm;

- Sản lượng cá nguyên liệu tăng mạnh sau một thời gian giá cá đã ở mức cao.

- Nhiều doanh nghiệp và người nuôi gặp khó khăn về vốn để có thể thu mua, chế biến; trong khi người nuôi không thể bán trả chậm. Một số doanh nghiệp phải bán hạ giá để thu hồi vốn trả nợ.

- Việc quản lý quy hoạch, quản lý chất lượng con giống, vật tư thiếu chặt chẽ, việc thông tin, điều phối sản xuất và chế biến, tiêu thụ cá còn nhiều bất cập.

3. Giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Ban Chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đang triển khai các biện pháp sau đây:

- Trong năm 2012 chỉ đạo thực hiện chủ trương: ổn định diện tích nuôi khoảng 5.500ha -6.000ha, sản lượng 1,2- 1,25 triệu tấn cá nguyên liệu;

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đầu vào đặc biệt quan tâm đến chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn, chế phẩm; chất lượng sản phẩm xuất khẩu như kiểm tra tỷ lệ mạ băng, chống sử dụng các chất cấm trong nuôi và chế biến cá tra;

- Đối với UBND các tỉnh: chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi; chấn chỉnh và thực hiện nghiêm quy hoạch vùng nuôi;

- Tăng cường hoạt động của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên thông tin về thị trường và giá cả xuất khẩu cho cộng đồng người nuôi; kiên quyết xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận thương mại và chào bán phá giá sản phẩm cá tra; phối hợp đẩy mạnh xúc tiến thương mại

- Thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam trong quý II/2012;

- Tăng cường bảo vệ và phát triển thị trường cá tra, chủ động đấu tranh với những thông tin sai lệch, bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam.

4. Kiến nghị:

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ