Loading


Báo cáo 289/BC-BTP năm 2013 đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 289/BC-BTP
Ngày ban hành 11/12/2013
Ngày có hiệu lực 11/12/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hoàng Thế Liên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 289/BC-BTP

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thực hiện Công văn số 4007/LĐTBXH-BVCSTE ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, là cơ quan đầu mối của Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em (Tiểu dự án hoàn thiện hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên), Bộ Tư pháp báo cáo đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:

I. Mục đích yêu cầu

Đánh giá tình hình triển khai và kết quả hơn 02 năm thực hiện tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em; nêu bật những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiểu dự án và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện Tiểu dự án 1.

II. Nội dung đánh giá

1. Về công tác chỉ đạo, triển khai Chương trình

1.1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Sau khi Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Tư pháp đã xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện tiểu dự án theo giai đoạn từng năm. Hàng năm, Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai hoạt động này với sự tham gia của một số cơ quan hữu quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kim sát nhân dân tối cao và một số đơn vị thuộc Bộ.

1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình theo hệ thống ngành, tchức

Để thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, trong hơn 02 năm thực hiện, Bộ Tư pháp đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình sau:

- Quyết định số 248/QĐ-BTP ngày 22/2/2012 ban hành Kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho các hoạt động triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em của Bộ Tư pháp năm 2012.

- Quyết định số 1825/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí thuộc Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em của Bộ Tư pháp năm 2012 và thay thế Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 22/02/2012.

- Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 16/01/2013 ban hành Kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho các nội dung hoạt động triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em của Bộ Tư pháp năm 2013.

1.3. Nguồn lực thực hiện

Để thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình, Bộ Tư pháp đã sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước từ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em.

2. Về việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

2.1. Kết quả thực hiện

a) Những nội dung hoạt động do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện

Lãnh đạo Bộ giao cho Vụ Pháp luật hình sự - hành chính làm đơn vị đầu mối thực hiện hoạt động và hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tính đến nay, các nội dung hoạt động thuộc nhiệm vụ của Bộ Tư pháp đã được thực hiện xong với chất lượng, hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiến hành khảo sát tại 09 tỉnh, thành phố trên cả nước về tình hình miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và tình hình áp dụng các quy định của BLHS đối với người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên là bị hại trong các vụ án hình sự. Việc khảo sát được tiến hành dưới hình thức phát phiếu điều tra khảo sát cho từng cá nhân là cán bộ điều tra, kim sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ tư pháp, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên. Bên cạnh đó, tại mỗi tỉnh khảo sát, đoàn khảo sát tổ chức tọa đàm lấy ý kiến và trao đổi trực tiếp với các đại biểu tham dự tọa đàm về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và việc áp dụng các quy định của BLHS đối với người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên là người bị hại.

Sau khi khảo sát, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Vụ Pháp luật hình sự - hành chính xử lý phiếu điều tra và xây dựng Báo cáo kết quả khảo sát về tình hình áp dụng quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội theo khoản 2 Điều 69 BLHS và Báo cáo về tình hình áp dụng các quy định của BLHS đối với người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên là người bị hại. Hai báo cáo này là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hình sự đối với người chưa thành niên.

Thứ hai, triển khai nghiên cu chuyên sâu các quy định của BLHS, BLTTHS liên quan đến người chưa thành niên, kể cả người chưa thành niên là người phạm tội và người chưa thành niên là nạn nhân của hành vi xâm hại. Bên cạnh đó, các vấn đề về tư pháp người chưa thành niên cũng bước đầu được nghiên cứu. Các chuyên đề nghiên cứu tập trung phân tích những mặt được, những vướng mắc, bất cập hiện hữu của các quy định tại BLHS, BLTTHS cũng như thực trạng hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên, từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Từ những chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu này đã hình thành Báo cáo tổng thuật các vấn đề được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã được chia sẻ tại 03 cuộc tọa đàm, hội thảo về các chính sách của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và những vấn đề liên quan đến tư pháp người chưa thành niên, bao gồm cả người chưa thành niên là người phạm tội và người chưa thành niên bị xâm hại với sự tham gia của đại diện các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, đoàn luật sư, hội phụ nữ... Trong giai đoạn hiện nay, khi dự án BLHS (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp chủ trì triển khai thực hiện thì những đánh giá, kiến nghị, đề xuất về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là những định hướng quan trọng cho quá trình hoàn thiện chính sách hình sự với người chưa thành niên.

Thứ ba, cùng với việc sửa đổi, bổ sung BLHS, Bộ Tư pháp cũng được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến người chưa thành niên. Đphục vụ nhiệm vụ này, từ kết quả nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, không chỉ người chưa thành niên phạm tội mà bao gồm cả người chưa thành niên là người bị hại và nhân chứng, Bộ đã tiến hành soạn thảo các quy định về thủ tục ttụng đối với người chưa thành niên liên quan đến quá trình tố tụng của BLTTHS. Hoạt động này góp phần không nhỏ vào việc xây dựng, hoàn thiện các thủ tục ttụng với người chưa thành niên.

Thứ tư, BLHS và BLTTHS là hai bộ luật nòng cốt trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng như các tội phạm xâm hại người chưa thành niên. Tuy nhiên, việc bảo vệ người chưa thành niên không chỉ phụ thuộc vào hai bộ luật này mà còn ở nhiều đạo luật chuyên ngành khác. Do vậy, đcó cơ sở lý luận và thực tiễn lập luận cho sự cần thiết xây dựng Luật tư pháp người chưa thành niên, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu bước đầu một số vấn đề liên quan đến tư pháp người chưa thành niên.

Th năm, sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được thông quan, Bộ Tư pháp đã trin khai việc nghiên cứu, quy định chi tiết thi hành các quy định về xử lý người chưa thành niên trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hoạt động nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính vngười chưa thành niên, cùng với việc đánh giá thực tiễn những văn bản quy định chi tiết Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trước đây và việc áp dụng những văn bản này, đề xuất hướng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính đphục vụ cho việc soạn thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật trong thời gian sắp tới.

Thứ sáu, sau khi Luật hòa giải cơ sở được thông qua, Bộ Tư pháp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân, trong đó cn kể tới việc tuyên truyền chính sách xử lý người chưa thành niên theo hướng tăng cường áp dụng biện pháp hòa giải tại cơ sở đối với những các em có vi phạm nhỏ, giúp các em sớm nhận thức được những sai lầm của mình.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ