Loading


Báo cáo 2992/BC-BNN-KTHT về sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2992/BC-BNN-KTHT
Ngày ban hành 14/04/2016
Ngày có hiệu lực 14/04/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2992/BC-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT HỢP TÁC XÃ VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC NĂM 2016 TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Thực hiện Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả 03 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP KỂ TỪ SAU KHI CÓ LUẬT HỢP TÁC XÃ

1. Tình hình phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp thời gian qua

Đến hết năm 2015 trong lĩnh vực nông nghiệp có 19 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (trong đó 03 liên hiệp hợp tác xã trồng trọt, 01 liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi, 01 liên hiệp hợp tác xã thủy lợi và nước sinh hoạt, 03 liên hiệp hợp tác xã nuôi và khai thác thủy sản, 11 liên hiệp hợp tác xã dịch vụ tổng hợp), có 10.902 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sau đây gọi tắt là hợp tác xã nông nghiệp) chiếm 55,5% tổng số hợp tác xã trong cả nước. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp là các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036 hợp tác xã, chiếm 73,7%). Số lượng các hợp tác xã chuyên ngành không nhiều (khoảng 2.866 hợp tác xã, chiếm 26,3%), trong đó có: 1.242 hợp tác xã trồng trọt, 362 hợp tác xã chăn nuôi, 457 hợp tác xã thủy lợi và nước sinh hoạt, 151 hợp tác xã lâm nghiệp, 601 hợp tác xã thủy sản, 53 hợp tác xã diêm nghiệp. Các hợp tác xã nông nghiệp nhiều nhất là ở vùng Đồng bng Sông Hồng (33,5%), Bắc Trung bộ (19,7%), Đông Bắc bộ (16,9%), Đồng bằng Sông Cửu Long (11,2%). Hiện nay trên phạm vi cả nước tuy số lượng hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới mỗi năm khá cao khoảng 800 hợp tác xã/năm, song do số lượng hợp tác xã nông nghiệp giải thvì hoạt động kém hiệu quả cũng rất lớn khong 550 hợp tác xã/năm nên về tổng số hợp tác xã nông nghiệp tăng trung bình chỉ khoảng 250 hợp tác xã/năm, không tăng nhiu hơn so với trước khi Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời.

Về thành viên và hoạt động của hợp tác xã: Hiện nay cả nước có hơn 7,3 triệu thành viên hợp tác xã, trong đó có khoảng gần 6,7 triệu hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 45% trên tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn, trung bình là 615 thành viên/hợp tác xã. Giá trị sản xuất, kinh doanh khoảng 1,0 tỷ đồng/HTX. Lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/hợp tác xã/năm; thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1,0 triệu đồng/người/tháng. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn (thấp nhất là 3 và nhiều nhất là 16 dịch vụ), bao gồm: Cung ứng các dịch vụ đầu vào (ging, vật tư, phân bón, tưới tiêu ...), bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, thu nhập của các thành viên và khng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên.

Về tình hình vốn, quỹ của các hợp tác xã: Nhìn chung các hợp tác xã nông nghiệp đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của các hợp tác xã đều rất thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như nhà xưởng, mương máng, trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp khác nhưng cũng đã xuống cấp, lạc hậu. Các hợp tác xã nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, hoạt động sản xuất kinh doanh rủi ro cao, sổ sách kế toán chưa minh bạch và chưa xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi.

2. Kết quả đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã

Từ khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực (01/7/2013) đến nay đã có:

- 04/19 liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã (trong đó có 03 liên hiệp hợp tác xã thành lập mới), còn 15 liên hiệp hợp tác xã chưa tổ chức lại hoạt động theo Luật.

- 2.056 hợp tác xã cũ đăng ký lại hoạt động (chiếm 18,87% số hợp tác xã).

- 1.145 hợp tác xã mới thành lập (chiếm 10,51% số hợp tác xã) nâng số hợp tác xã đăng ký lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 chiếm 29,38% tổng số hợp tác xã nông nghiệp.

- 480 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả phải giải thể, sáp nhập (trong đó 400 hợp tác xã giải thể, 62 hợp tác xã sáp nhập, hợp nhất, 18 hợp tác xã chuyển loại hình kinh doanh khác). Tuy nhiên vẫn còn 950 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng vẫn chưa được giải thể (chiếm 8,7% shợp tác xã nông nghiệp).

3. Những hạn chế chính và nguyên nhân

a) Những hạn chế chính của các hợp tác xã hiện nay

- Về tổ chức lại hợp tác xã hoạt động theo Luật còn chậm: Đến hết năm 2015 mới có khoảng 29,38% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác(trong đó hợp tác xã cũ đã đăng ký lại hoạt động theo Luật chiếm 18,87%); phần lớn các hợp tác xã đăng ký lại hoạt động còn mang tính hình thức. Do đó phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay về phương thức hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức hợp tác xã kiểu cũ.

- Đa số các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng...; còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số hợp tác xã thực hiện việc bao tiêu nông sản cho nông dân ít, hiện mới chỉ có khoảng 10% số hợp tác xã thực hiện việc bao tiêu một phần nông sản cho nông dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó có một số hợp tác xã được hình thành không đúng bản chất của hợp tác xã theo Luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Nhiều hợp tác xã nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét trên góc độ về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao; khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu; 8,7% hợp tác xã hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động (đến nay còn 950 hợp tác xã). Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với hợp tác xã, chưa coi hợp tác xã là “nhà của mình”.

- Hiện nay nhu cầu liên kết là rất lớn, tuy nhiên số các hợp tác xã thực hiện liên kết được với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm còn ít. Người nông dân đa số vẫn phải “tự làm, tự bán ” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của người dân. Trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa phát triển như lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bò sữa, mía đường, cà phê, hồ tiêu cũng chỉ có khoảng 10-15% số lượng nông sản được tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác và hợp tác xã.

b) Nguyên nhân của những khó khăn

- Có sự lúng túng trong nhận thức của cán bộ và người dân về mô hình hoạt động của hợp tác xã và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, nhất là ở Miền Bắc nơi đang tồn tại các hợp tác xã cũ. Các quy định về tổ chức hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của hợp tác xã và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã và đặc biệt là trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành đối với hợp tác xã nông nghiệp còn chung chung gây tâm lý e ngại cho người dân khi tham gia hợp tác xã.

- Tình hình vốn, quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp còn khó khăn: Mức vốn bình quân của các hợp tác xã nông nghiệp thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm, nhà xưởng và thiết bị xuống cấp, lạc hậu. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; các hợp tác xã nông nghiệp rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vốn từ thành viên khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã thiếu chủ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã nông nghiệp thp. Hiện nay đa số cán bộ chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp hiện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, ít được đào tạo. Tư duy phát triển sản xuất kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13

a) Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Sau khi Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ