Loading


Báo cáo 44/BC-BCA-C41 năm 2016 tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chương trình giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 44/BC-BCA-C41
Ngày ban hành 23/02/2016
Ngày có hiệu lực 23/02/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Lê Quý Vương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/BC-BCA-C41

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2016

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Bộ Công an - Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy báo cáo kết quả thực hiện Chương trình năm 2011, giai đoạn 2012 - 2015 và đề xuất chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

1. Công tác chỉ đạo

- Trước diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy và trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2007 - 2010 cho thấy, nhiều mục tiêu của Chương trình đề ra chưa đạt[1], ngày 20 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 kèm theo Quyết định số 2331/QĐ-TTg. Theo đó, trong năm 2011, công tác phòng, chống ma túy tiếp tục tập trung thực hiện với các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010. Ngày 18 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2406/QĐ-TTg ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015. Trong đó, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh nội dung, số lượng dự án và quy mô của Chương trình giai đoạn 2012 - 2015, cắt giảm những nội dung, nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách hoặc chồng chéo với nhiệm vụ thường xuyên[2]; lồng ghép và giảm quy mô của các dự án đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. So với giai đoạn trước, các mục tiêu đề ra cụ thể hơn, khuyến khích, động viên sự tham gia của toàn xã hội; nhiệm vụ tập trung chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách đấu tranh chống tội phạm về ma túy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Hải quan); triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền phòng ngừa, ưu tiên cho phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn; đi mới nâng cao chất lượng công tác cai nghiện và quản lý sau cai. Ngày 31 tháng 8 năm 2012, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg.

- Sau khi Chương trình được phê duyệt, Bộ Công an - Cơ quan quản lý Chương trình đã phối hợp các bộ, ngành liên quan ở trung ương thành lập Ban quản lý Chương trình, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Chương trình; tham mưu, giúp Ủy ban Quốc gia ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBQG-BCA ngày 11 tháng 01 năm 2013 đphân công, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nội dung của Chương trình đề ra; phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phân bkinh phí gắn với việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được của từng bộ, ngành, địa phương; chủ trì, phối hợp các bộ, ngành được giao quản lý Dự án, Tiu Dự án khn trương xây dựng, thm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; tham gia phối hợp Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn sử dụng kinh phí Chương trình; tham mưu Ban Bí thư chỉ đạo các đơn vị lồng ghép sơ kết, đánh giá 5 năm việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chng và kim soát ma túy trong tình hình mới với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương báo cáo sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình (2011 - 2013) và nhiều văn bản liên quan khác.

- Các bộ, ngành thành viên Ủy ban Quốc gia đã tham mưu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ nhiều Nghị định, Quyết định, chương trình, kế hoạch; ban hành nhiều Thông tư, Quyết định, hướng dẫn liên quan công tác phòng, chống ma túy[3]. Hàng năm, các đoàn liên ngành được thành lập tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện Chương trình tại các đơn vị, địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được kiện toàn, thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ các Dự án, Tiu Dự án của Chương trình, lồng ghép với các chương trình, dự án, kế hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

2. Công tác triển khai thực hiện Chương trình

2.1. Đánh giá việc triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cấp bách của công tác phòng, chống ma túy do Chương trình đề ra; căn cứ vào Kế hoạch thực hiện Chương trình và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các công văn số 8845 và 8846/KHĐT-TCTT ngày 21 tháng 12 năm 2012, các bộ được giao chủ trì quản lý các Dự án, Tiểu Dự án đã chủ động xây dựng, điều chỉnh theo hướng xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương phối hợp tổ chức thực hiện. Khái quát kết quả đạt được như sau:

- Đối với các Dự án có sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, các cơ quan quản lý Dự án đã tổ chức đấu thầu đúng quy định, mua sắm được nhiều trang thiết bị chuyên dụng phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, chỉ huy tác chiến, cơ động chiến đấu, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm ma túy,... như: thiết bị nghiệp vụ; súng quân dụng và công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin, liên lạc; ô tô, xe máy chuyên dụng; các thiết bị giám định... Đặc biệt, những thiết bị phục vụ công tác giám định ma túy đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu cấp thiết của quá trình cải cách pháp luật liên quan phòng, chống ma túy.

- Đối với các Dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp:

Trong lĩnh vực tuyên truyền: Các cơ quan quản lý Dự án, Tiểu Dự án đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy, như tổ chức mít-tinh, ra quân hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các kiến thức về phòng, chống ma túy trong công nhân lao động và học sinh, sinh viên; biên soạn và phát hành các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy; xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tuyên truyền phòng, chống ma túy; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Trong lĩnh vực cai nghiện: Đã đầu tư cho việc cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2011 - 2015, trong đó ni bật là chuyn đổi công năng một số Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức các hoạt động truyền thông về công tác cai nghiện; hỗ trợ điều trị nghiện ma túy (gắn với việc cấp, phát thuốc methadone), hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho người nghiện đã hoàn thành chương trình cai nghiện dưới mọi hình thức; chỉ đạo, tổ chức thí điểm việc sử dụng thuốc cedemex...

Trong lĩnh vực phòng, chống ma túy ở cơ sở: Đã hỗ trợ kinh phí cho phòng, chống ma túy tại cơ sở; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy; biên soạn tài liệu hướng dẫn; xây dựng mô hình điểm xã, phường, thị trấn không ma túy; tổng kết, rút kinh nghiệm toàn quốc...

2.2. Phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình

- Hàng năm, căn cứ quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương báo cáo dự kiến nhu cầu kinh phí trên cơ sở nhiệm vụ do đơn vị mình thực hiện để tổng hợp, trình Chính phủ. Trên cơ sở mức kinh phí được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng phương án phân bkinh phí cho từng bộ, ngành, địa phương. Việc phân bổ kinh phí của Chương trình tuân theo tiêu chí đảm bảo đúng các quy định và sát hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, địa phương.

- Tình hình bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình:

Năm 2011, kinh phí được bố trí là 717,05 tỷ đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là 528 tỷ đồng; các địa phương và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác là 189,5 tỷ đồng đthực hiện các nhiệm vụ được chuyn tiếp của Chương trình theo chỉ đạo tại Quyết định số 2331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, tính đến hết năm 2015, tổng kinh phí Trung ương dành cho Chương trình là 1.783,96 tỷ đồng, bằng 70,7% mức phê duyệt (2.522 tỷ đồng). Kinh phí các địa phương bố trí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ phòng, chống ma túy nhằm thực hiện các mục tiêu của Chương trình từ năm 2012 tính đến hết năm 2014 là 450,136 tỷ đồng.

- Nhìn chung, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2011 và giai đoạn 2012 - 2015 đã được đầu tư cho nhng mục tiêu thiết thực trong các dự án của Chương trình, giải quyết những vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy (chi tiết tại Phụ lục I).

3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp và mức độ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình

3.1. Nhóm mục tiêu giảm người nghiện ma túy; giảm sxã, phường, thị trn có tệ nạn ma túy.

Xác định đây là mục tiêu và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình nhằm hạn chế tác động của tệ nạn ma túy đến mọi mặt đời sống xã hội, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban Quốc gia, các bộ, ngành thành viên Ủy ban Quốc gia và các địa phương liên quan đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hạn chế người nghiện mới, chặn đà gia tăng của người nghiện và phạm vi ảnh hưởng của tệ nạn ma túy trên toàn quốc.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy đã có sự đổi mới về nội dung (từ thông điệp mang tính đe dọa, phản cảm sang thông điệp có tính nhân văn; chuyn trọng tâm sang tác hại ma túy tổng hợp), đa dạng về hình thức (tuyên truyền trực tiếp; qua các thiết chế văn hóa cơ sở; các phương tiện truyền thông đại chúng; Internet; pa-nô, khẩu hiệu, ra quân; tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa, hoạt động ththao,...); huy động được sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đông đảo quần chúng và các đối tượng cần tập trung tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là ở cấp cơ sở; nhiều mô hình tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy có hiệu quả được triển khai, nhân rộng[4]. Nội dung đã tập trung vào kiến thức cần thiết về phòng, chống ma túy, dễ dàng tiếp cận với người được tuyên truyền; hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân lao động, đồng bào dân tộc miền núi...

- Tổ chức tổng rà soát số người nghiện ma túy trong toàn quốc; đổi mới công tác cai nghiện; tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai cho một lượng lớn người nghiện nhằm hạn chế sự lan rộng của tệ nạn ma túy.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ