Loading


Bộ Luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas (ISPS)

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 12/12/2002
Ngày có hiệu lực 01/07/2004
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

BỘ LUẬT ISPS

ISPS CODE

BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU VÀ BẾN CẢNG VÀ BỔ SUNG SỬA ĐỔI 2002 CỦA SOLAS

Thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002

 

International Ship & Port Facilities Sucurity Code and SOLAS Amendments 2002

adopted on 12 December 2002

 

Lời giới thiệu

Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng (Bộ luật ISPS) là thành quả chỉ sau hơn một năm làm việc tích cực của Ủy ban An toàn Hàng hải IMO và Nhóm Công tác An ninh Hàng hải kể từ khi phiên họp lần thứ 22 của Đại hội đồng, tháng 11 năm 2001, thông qua nghị quyết A.924(22) về việc xem xét lại các biện pháp và qui trình ngăn ngừa các hành động khủng bố đe dọa an ninh của hành khách, thuyền viên và an toàn tàu. Bộ luật ISPS được thông qua bằng một trong số các nghị quyết do Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng Con người trên Biển, 1974 (Luân-đôn, 9-13 tháng 12 năm 2002) thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002. Một nghị quyết khác đưa ra các bổ sung sửa đổi cần thiết cho chương V và chương XI của SOLAS, theo đó việc tuân thủ Bộ luật này sẽ trở thành bắt buộc kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 nếu nó được chấp nhận vào ngày 1 tháng 1 năm 2004. Chương XI hiện có được sửa đổi và đánh số lại là chương XI-1 và chương XI-2 mới được thông qua về các biện pháp nâng cao an ninh hàng hải. Bộ luật ISPS và các bổ sung sửa đổi của SOLAS nêu trong ấn phẩm này cũng như các nghị quyết khác được Hội nghị thông qua (liên quan đến công việc cần phải hoàn thành trước khi có thể triển khai thực hiện Bộ luật vào năm 2004 và việc xem xét lại Bộ luật, sự hợp tác kỹ thuật, và công việc phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hải quan Thế giới).

Mục đích của Bộ luật này là thiết lập một khuôn khổ quốc tế liên quan đến việc hợp tác giữa các Chính phủ ký kết, các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành công nghiệp vận tải biển và cảng để phát hiện/đánh giá các mối đe dọa an ninh và có các biện pháp ngăn ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng đến tàu và bến cảng được sử dụng trong thương mại quốc tế; thiết lập vai trò và trách nhiệm tương ứng của tất cả các bên liên quan, ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để đảm bảo an ninh hàng hải; đảm bảo sự so sánh và trao đổi kịp thời, có hiệu quả những thông tin liên quan đến an ninh; cung cấp phương pháp luận cho việc đánh giá an ninh để có các kế hoạch và qui trình ứng phó với những thay đổi về cấp độ an ninh; và để đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp an ninh hàng hải thích hợp và tương xứng được thực hiện. Những mục đích này phải đạt được bằng cách chỉ định các sĩ quan/nhân viên thích hợp trên mỗi tàu, trong mỗi bến cảng và trong mỗi công ty vận tải biển để chuẩn bị và triển khai các kế hoạch an ninh được phê duyệt cho mỗi tàu và cảng. Phần A của Bộ luật là các yêu cầu bắt buộc liên quan đến các điều khoản của chương XI-2 SOLAS, 1974, đã được sửa đổi, phần B của Bộ luật là hướng dẫn liên quan đến các điều khoản của chương XI-2 SOLAS 1974, đã được sửa đổi, và phần A của Bộ luật.

Nội dung

Nghị quyết số 2 của Hội nghị: Thông qua Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng

Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng

Lời giới thiệu

Phần A: Các yêu cầu bắt buộc của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng liên quan đến các điều khoản của chương XI-2

1. Quy định chung

Giới thiệu

Mục đích

Các yêu cầu

2. Định nghĩa

3. Phạm vi áp dụng

4. Trách nhiệm của Chính phủ Ký kết

5. Cam kết an ninh

6. Nghĩa vụ của Công ty

7. An ninh Tàu

8. Đánh giá An ninh Tàu

9. Kế hoạch An ninh Tàu

10. Biên bản

11. Nhân viên An ninh Công ty

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ