Loading


Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2019 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 01/CT-NHNN
Ngày ban hành 08/01/2019
Ngày có hiệu lực 08/01/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký Lê Minh Hưng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2019

Thực hiện Nghị quyết số 69/2018/QH14 ngày 08/11/2018 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (Nghị quyết số 01), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (Nghị quyết số 02), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) bám sát phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 “Kỷ cương, liêm chính, hành đng, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2019, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

2. Đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém. Tăng cường củng c, chn chỉnh hệ thng Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Thực hiện quyết liệt và hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các TCTD, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xu.

3. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện t; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế.

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với TCTD góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2019 cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng ít nhất 1 bậc xếp hạng.

II. NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tham mưu cho Thống đốc NHNN, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

1.1. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hi, kiểm soát tăng trưởng tng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản của các TCTD ở mức hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tái cấp vốn cho TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, biện pháp can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ.

1.2. Điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đi với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

1.3. Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hiệu quả. Tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước. Triển khai tích cực các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô.

1.4. Tập trung cải thiện nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin, số liệu nhằm nâng cao chất lượng lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế phục vụ cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và điều hành vĩ mô của Chính phủ.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Chủ động hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong đó:

2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD cung ứng đy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số. Rà soát, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về sản phẩm phái sinh tạo điều kiện cho TCTD phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính thích hợp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối phù hợp với lộ trình và cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý thị trường vàng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường vàng, không để tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.

2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của TCTD... theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD để hỗ trợ công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.

2.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng của các TCTD góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trong đó, khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đnhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng lành mạnh; tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vĩ mô phát triển an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng.

2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; chính sách hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quy định về phí đảm bảo thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp với Bộ Tài chính công khai chi tiết danh mục giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng; nghiên cu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch bất động sản.

2.6. Hoàn thiện khung phân tích an toàn vĩ mô, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo về giám sát, cảnh báo rủi ro hệ thống. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định về ổn định tài chính và chính sách an toàn vĩ mô, các công cụ an toàn vĩ mô nhằm ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

3.1. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thanh tra năm 2019 của NHNN góp phần hỗ trợ công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hoạt động ca hệ thống các TCTD; trong đó, chú trọng thực hiện thanh tra pháp nhân, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo, những hành vi tái phạm.

3.2. Tập trung thanh tra, giám sát việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD, hoạt động cấp tín dụng; tăng cường giám sát việc xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, đặc biệt là các TCTD có nợ xấu cao để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, nguy cơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định về giám sát, trong đó có tiêu chí, ngưỡng giám sát đối với từng loại hình TCTD; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, hoàn thành Dự án Công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.

3.3. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, giám sát để bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát.

3.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (thể chế, nhân sự...) để triển khai ngay mô hình tổ chức mới khi được Chính phủ ban hành. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng đủ về số lượng và có năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu về quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ