Loading


Chỉ thị 05/CT-BCT năm 2020 vể triển khai giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 05/CT-BCT
Ngày ban hành 26/02/2020
Ngày có hiệu lực 26/02/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã trin khai nhiều giải pháp nhằm tháo gkhó khăn cho hoạt động xuất khu nói chung, nông sản qua biên giới nói riêng và bước đầu đã đạt được kết qutích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh nhng ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu, dịch Covid-19 còn có tác động tiêu cực tới nguồn cung nguyên vật liệu nhập khu cho sn xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu.

Đchủ động nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khu, góp phần đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu theo mục tiêu đã được giao. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau:

I. Phát triển xuất khẩu

1. Cục Xuất nhập khẩu

- Chủ động làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp FDI để đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu; đề xuất các giải pháp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan để tháo gkhó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khu; khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa.

- Phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thở các nước, thị hiếu tiêu dùng, dung lượng, tỷ trọng..., những khó khăn vướng mc của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng kịch bản tăng trưởng xut khu theo từng quý và có giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường này. Báo cáo Bộ trưởng trước ngày 10 tháng 3 năm 2020.

- Phi hp với các đơn vị liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nhm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả cơ hội do Hiệp định này mang lại.

2. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

- Chủ trì, chỉ đạo các Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu, tỷ trọng, các khó khăn vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường sở tại.

- Nghiên cứu, đánh giá khả năng tăng trưởng xuất khu các mặt hàng của Việt Nam đ bù đp sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt lưu ý tận dụng hiệu quả ưu đãi mang lại của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

- Rà soát các quy định tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Cuba, đề xuất các biện pháp tiếp cận và cơ chế đàm phán đối với tng thị trường cụ thể.

- Trên cơ sở nội dung nêu trên, xây dựng kịch bản tăng trưởng xuất khẩu đối với khu vực thị trường phụ trách (trong đó nêu rõ từng thị trường cụ thể). Báo cáo Bộ trưởng và gi Cục Xuất nhập khu tổng hợp trước ngày 05 tháng 3 năm 2020.

3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

- Chủ trì, chỉ đạo các Thương vụ và chi nhánh Thương vụ đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu, tỷ trọng, các khó khăn vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa ca Việt Nam sang các thị trường sở tại.

- Theo dõi, cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến tình hình dịch bệnh, hoạt động sản xuất, thương mại tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản.

- Rà soát, đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khu sang các nước có Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ký kết trong khu vực thị trường phụ trách. Từ đó, đề xuất các thị trường có thể tăng cường xuất khẩu, những khó khăn cần tháo gỡ và các biện pháp tiếp tục tận dụng khai thác hiệu quả các ưu đãi từ các Hiệp định để bù đắp sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của quý I/2020.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đàm phán m ca thị trường đối với các mặt hàng nông sản.

- Trên cơ sở nội dung nêu trên, xây dựng kịch bản tăng trưởng xuất khu đối với khu vực thị trường phụ trách (trong đó nêu rõ tng thị trường cụ thể). Báo cáo Bộ trưởng và gửi Cục Xuất nhập khẩu tng hợp trước ngày 05 tháng 3 năm 2020.

4. Cục Xúc tiến thương mại

Chủ trì rà soát Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; cân đối nguồn lực, ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông, thủy sn đối với các thị trường thay thế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

II. Tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất

1. Cục Công nghiệp, Cục Hóa chất

- Chủ trì, phi hợp với Cục Xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, hóa chất... để nắm bắt thông tin về khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu, vướng mắc trong hoạt động sn xut kinh doanh; đề xuất các giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong bối cảnh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Báo cáo Bộ trưởng và gửi các đơn vị trước ngày 05 tháng 3 năm 2020.

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường.

2. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

[...]
3