Loading


Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2024 đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 07/CT-TTg
Ngày ban hành 22/02/2024
Ngày có hiệu lực 22/02/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Minh Chính
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THÚC ĐẨY MẠNH MẼ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó khăn hơn so với dự báo, tạo sức ép, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của nước ta. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.

Trong thành công chung có sự đóng góp tích cực, quan trọng của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tổng doanh thu ước thực hiện năm 2023 của DNNN khoảng 1.652 triệu tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch năm 2023; lợi nhuận trước thuế khoảng 125,8 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm; đóng góp ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 166 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm1. DNNN ngày càng thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp thiết thực vào xây dựng, phát triển KTXH và bảo vệ tổ quốc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của khu vực DNNN còn bộc lộ một số hạn chế như: một số DNNN chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, vốn, tài sản Nhà nước giao, giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra, một số DNNN hoạt động còn thua lỗ; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm; chưa có dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa; tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu chưa đạt yêu cầu...

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV), các cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhất là các DNNN; một số vướng mắc về cơ chế chính sách chưa được kịp thời tháo gỡ; sự phối hợp với các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, hiệu quả; cần sự cố gắng, nỗ lực và chủ động hơn nữa của UBLQV, cơ quan đại diện chủ sở hữu và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN.

Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức lớn hơn, nhất là đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nên nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề.

Để tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển của các DNNN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2024, với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

I. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN:

Quán triệt thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao là quản lý vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch, Tổng giám đốc/Giám đốc, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo ra khí thế, tư duy, cách làm mới, quyết tâm, quyết liệt trong hành động.

2. Khẩn trương triển khai có kết quả và hiệu quả Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung vào đổi mới quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại tài chính, vốn, tài sản, nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp; Chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và 05 năm của doanh nghiệp đã được phê duyệt; các nhiệm vụ, chỉ đạo liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng theo chiến lược, kế hoạch được cấp có thẩm quyền và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và kịp thời giải ngân vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Nghiên cứu, gia tăng đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ngành, lĩnh vực mới nổi.

4. Ưu tiên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế; tạo thế và lực cũng như cơ sở xây dựng định hướng phát triển, tầm nhìn chiến lược giai đoạn tiếp theo.

5. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, góp phần cao nhất bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

II. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các DNNN tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế. Trong đó:

1. Các Tổng công ty, DNNN đang thực hiện đầu tư, thi công kết cấu hạ tầng, công trình giao thông trọng điểm:

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn trong triển khai thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia như: tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, các đường cao tốc trục Đông Tây, các trục cao tốc kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội XIII của Đảng phấn đấu hoàn thành trên 3000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 và trên 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030; đẩy nhanh tiến độ các dự án: Vành đai 4 Vùng thủ đô, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh..., Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 Sân bay Tân Sơn Nhất; sớm hoàn thành nâng cấp các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Nam Nghi Sơn...

2. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN trong lĩnh vực phát triển hạ tầng số, công nghệ mới:

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), VNPT, Mobifone, Tổng công ty công nghệ- viễn thông toàn cầu (GTEL)... tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ mới nổi (chip bán dẫn...).

3. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN trong lĩnh vực phát triển năng lượng:

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường dây 500 KV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), phấn đấu đưa vào khai thác trong tháng 6 năm 2024.

b) EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và đơn vị trực thuộc triển khai kịp thời, hiệu quả Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII) theo quy định, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. EVN, PVN chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc phát sinh trong phát triển các dự án nhiệt điện khí để vừa góp phần thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện khí và các dự án khai thác khí.

4. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN trong lĩnh vực dầu khí, lọc hóa dầu, kinh doanh xăng dầu:

a) PVN: tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án có quy mô lớn: dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh, đường ống khí Lô B - Ô Môn để sớm đưa vào khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Dự án, phát triển dự án điện - khí gắn với thực hiện hiệu quả Đề án triển khai kết quả COP26; đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính công ty mẹ Tập đoàn, bảo đảm phù hợp, đồng bộ với Luật Dầu khí; tập trung giải pháp thúc đẩy Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, góp phần bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước ổn định, bền vững; khẩn trương phối hợp với các bên liên quan để thực hiện tái cấu trúc Công ty, Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, bảo toàn vốn của PVN; tập trung xử lý sớm, dứt điểm các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, thua lỗ, kém hiệu quả thuộc PVN (trong đó Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất) để có nguồn lực đầu tư lĩnh vực trọng tâm.

b) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cùng các DNNN là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, tăng khả năng dự báo diễn biến giá thị trường thế giới, chủ động phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế và giảm thiểu bất lợi do biến động về giá xăng dầu thế giới.

5. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp:

a) Các DNNN được được giao nhiệm vụ quản lý khai thác hệ thống hạ tầng nông nghiệp là các công trình thủy lợi tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tưới, tiêu ứng phó hạn hán xâm nhập mặn để hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu.

[...]
5