Loading


Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2018 về nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 09/CT-TTg
Ngày ban hành 04/04/2018
Ngày có hiệu lực 04/04/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 09/CT-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÁC LÔ HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM BỊ NƯỚC NGOÀI CẢNH BÁO, TRẢ VỀ

Ngành thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong 20 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng nhanh với mức tăng bình quân gân 15%/năm, từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 lên 8,3 tỷ USD năm 2017. Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã góp phần vào quá trình tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung.

Trong thời gian qua, tình hình các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, làm giảm hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản và tác động tiêu cực đến đời sống của ngư dân và người nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên có thể kể đến là: (1) Một số hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn được sử dụng trong y tế, công nghiệp và chăn nuôi động vật trên cạn. Việc phối hợp để kiểm soát chưa chặt chẽ, các hộ nuôi thủy sản có thể dễ dàng tiếp cận và lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản, (2) vẫn còn hiện tượng nhập lậu hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ và bị lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản, (3) Việc quản lý, cấp phép cũng như kiểm tra, giám sát lưu thông, mua bán, sử dụng các sản phẩm thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản chưa chặt chẽ, dẫn đến việc các hộ nuôi lạm dụng dẫn đến gây tồn dư trong sản phẩm, (4) Phần lớn các cơ sở nuôi trồng, cơ sở thu mua thủy sản của Việt Nam nhỏ lẻ, chưa đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở vì lợi ích trước mắt đã sử dụng hóa chất, kháng sinh để bảo quản thủy sản, (5) Chương trình quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản chưa được thường xuyên rà soát, cập nhật để kiểm soát hiệu quả vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đxử lý dứt điểm vấn đề các lô hàng thủy sản bị cảnh báo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đặc biệt là tồn dư hóa chất, kháng sinh vượt mức quy định tại các thị trường nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường nhập khẩu;

b) Quản lý chặt chẽ vic cấp phép lưu hành thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; thường xuyên tổ chức rà soát, loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn ra khỏi Danh mục các sản phẩm được phép lưu hành;

c) Chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất giống thủy sản để chủ động nguồn giống bảo đảm chất lượng; vận động, hướng dẫn người nuôi, doanh nghiệp áp dụng biện pháp nuôi trng thủy sản theo hướng bn vững;

d) Tổ chức phổ biến các quy định pháp luật của Việt Nam và chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cập nhật quy định của thị trường nhập khẩu; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở nuôi, sơ chế, chế biến thủy sản áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến;

đ) Tổ chức giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi để kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở vi phạm;

e) Phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Công Thương tổ chức kiểm soát chặt chẽ hóa chất, kháng sinh nhập khẩu để sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị lạm dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản; tiếp tục phối hợp với Bộ Công an trong việc tổ chức điều tra, thu thập thông tin, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập, lậu, tàng trữ, lưu thông, mua bán chất cấm, chất xử lý, cải tạo môi trường, thuốc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

g) Chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm) trong sản xuất, lưu thông, mua bán, sử dụng thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản và việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình bảo quản thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

h) Chủ động, tích cực đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương và ký kết các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác, công nhận lẫn nhau với cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, tạo cơ chế giảm kiểm tra hai lần; phản đối, góp ý đối với những quy định về an toàn thực phẩm không phù hợp của các thị trường nhập khẩu;

i) Đảm bảo quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm và cấp chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng thư) cho lô hàng thủy sản xuất khẩu một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu các lô hàng được cấp chứng thư xuất khẩu bị cảnh báo, trả về.

2. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an tổ chức kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản;

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tích cực đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương, ký kết các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác, công nhận lẫn nhau với nước nhập khẩu, tạo cơ chế xử lý kịp thời vướng mắc, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản;

c) Tăng cường công tác xử lý các vụ việc tranh chấp thương mại quốc tế, đặc biệt là phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu thủy sản.

3. Bộ Y tế:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an tổ chức kiểm soát chặt chẽ hóa chất, kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y tế nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản;

b) Rà soát, cập nhật quy định về mức giới hạn tối đa cho phép tồn dư thuốc thú y, hóa chất trong thực phẩm, quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

4. Bộ Công an:

a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan từ trung ương đến địa phương tích cực phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc điều tra, thu thập thông tin, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cm, chất xử lý, cải tạo môi trường và thuc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành;

b) Tham gia tổ công tác liên ngành kiểm tra, thanh tra các cơ sở có dấu hiệu vi phạm trong sản xuất, lưu thông, mua bán, sử dụng thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản và việc lạm dụng kháng sinh trong bảo quản thủy sản; phát hiện những vấn đề tiêu cực và có biện pháp xử lý đối với cá nhân, doanh nghiệp cố ý vi phạm.

5. Bộ Ngoại giao:

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đàm phán song phương, đa phương, ký kết các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác, công nhận lẫn nhau với cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và phản đối, góp ý đi với những quy định về an toàn thực phẩm không phù hợp của các thị trường nhập khẩu.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông:

[...]
4