Loading


Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2008 thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 18/CT-BCT
Ngày ban hành 24/12/2008
Ngày có hiệu lực 24/12/2008
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 18/CT-BCT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30/2008/NQ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ, DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xác định phải tập trung điều hành thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp của kế hoạch năm 2009 mà Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư đã thông qua, trong đó nhiệm vụ cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội.

Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị như sau:

I. PHÂN CÔNG CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

a. Thứ trưởng Bùi Xuân Khu chủ trì phối hợp với các đồng chí Thứ trưởng khác chỉ đạo

- Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Xuất Nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Tài chính chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất hàng phục vụ cho tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh. Ưu tiên hỗ trợ hàng sản xuất có lợi thế thay cho hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động … như vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, đóng tàu, phân bón … Hỗ trợ việc tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng như: phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hóa chất theo nguyên tắc cơ cấu lại thời hạn vay, thực hiện miễn giảm lãi suất các khoản vay có lãi suất cao theo chính sách của Chính phủ.

- Vụ Công nghiệp nặng chủ trì, làm đầu mối phối hợp với các Vụ liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành công nghiệp đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008.

b. Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào chủ trì, phối hợp với Thứ trưởng Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Lê Dương Quang chỉ đạo Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ các công trình, dự án đầu tư đang triển khai, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm tiến độ thi công và hoàn thành đã quá chậm, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng.

- Rà soát cụ thể từng lĩnh vực, từng ngành hàng, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 các giải pháp cụ thể cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh đối với từng ngành hàng, mặt hàng có sức sản xuất lớn.

c. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên chủ trì phối hợp với Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào chỉ đạo

- Vụ Xuất nhập khẩu chủ trì phối hợp với các Vụ liên quan:

Khẩn trương hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009 – 2010 trong tháng 12 năm 2009, trong đó chú trọng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu (về môi trường kinh doanh, về sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các nhóm hàng hóa); Tiếp tục thực thi chính sách thay thế nhập khẩu với việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa dầu để tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn, giảm nhập siêu.

- Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Xuất nhập khẩu, các Vụ thị trường ngoài nước và các Thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài:

Xác định việc xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2009 để góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ; tiếp tục đổi mới phương thức và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế theo hướng xúc tiến theo từng ngành hàng, từng hợp đồng xuất khẩu lớn; Tăng cường tiếp xúc cấp cao để mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán, vận động theo các kênh chính thức và không chính thức tạo chủ động trong việc ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để tăng xuất khẩu; Phối hợp với các Bộ, địa phương, Hiệp hội ngành hàng chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Làm việc với Bộ Tài chính để có kế hoạch cụ thể bổ sung, hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến xuất khẩu.

- Vụ Xuất nhập khẩu chủ trì phối hợp với các Vụ có liên quan:

Tính toán, rà soát và có phương án cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có chính sách khuyến khích gia công tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và vật tư trong nước; Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan.

d. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chủ trì phối hợp với Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên chỉ đạo

- Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan:

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Vụ Thương mại miền núi phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Vụ Xuất nhập khẩu làm tốt công tác tham mưu để điều hành linh hoạt hoạt động mậu dịch biên giới theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu.

- Cục Quản lý Thị trường tăng cường chỉ đạo chống buôn lậu qua biên giới, các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.

- Vụ Đa biên phối hợp với các đơn vị có liên quan:

Tận dụng lợi thế các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao. Thúc đẩy sớm việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Ôxtralia, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA đa phương với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.

đ. Thứ trưởng Lê Dương Quang chủ trì phối hợp với Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào chỉ đạo

- Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng phối hợp với Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước:

Chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam điều chỉnh linh hoạt hoạt động kinh doanh; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao dịch, đấu thầu để bảo đảm xuất khẩu dầu thô, than đá và các khoáng sản khác có giá xuất khẩu hiệu quả nhất.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ