Loading


Chỉ thị 215/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021 do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 215/CT-TCHQ
Ngày ban hành 15/01/2021
Ngày có hiệu lực 15/01/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Văn Cẩn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/CT-TCHQ

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ, QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CHỐNG THẤT THU TRONG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn mà tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do sự bùng phát của dịch COVID-19, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan đã đạt 93,8% dự toán và đạt 105,7% số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV góp phần cân đối Ngân sách trung ương.

Năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 là 315.000 tỷ đồng. Trong đó: Thuế xuất khẩu: 6.222 tỷ đồng; Thuế nhập khẩu: 55.023 tỷ đồng; Thuế TTĐB: 21.925 tỷ đồng; Thuế BVMT: 1.830 tỷ đồng; Thuế GTGT: 230.000 tỷ đồng. Dự toán 2021 được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6%; giá dầu thô 45$/thùng; các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) tiếp tục trong giai đoạn cắt giảm sâu, một số FTA mới được ký kết. Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2021 tăng 5% so với dự toán (331.000 tỷ đồng).

Căn cứ Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ dưới đây:

I. Nhiệm vụ chung:

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 với phương châm hành động của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển; xây dựng và triển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch hành động công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 và Nghị quyết 01-NQ/BCSĐ ngày 04/01/2021 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2021. Theo đó, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế; cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, thủ tục quản lý thuế rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; triển khai Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và Cơ chế hải quan một cửa ASEAN; thường xuyên cập nhật, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách mới, đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng thương mại, triển khai mở rộng chương trình phối hợp thu 24/7 và chương trình doanh nghiệp nhờ thu,... tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm công tác Hải quan - Doanh nghiệp.

Thủ trưởng các đơn vị quán triệt toàn thể cán bộ công chức nâng cao nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách, hiện đại hóa gắn liền với nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong quá trình thực thi công vụ; tiếp nhận, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan; nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới năm 2021 lên 10-15 bậc so với năm 2018, xác định đây tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách, hiện đại hóa hải quan trong năm 2021.

2. Tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát kiểm tra thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa..., kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện ngăn chặn việc vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá,... (các mặt hàng tiêu dùng, hàng bách hóa, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, linh kiện xe đạp, xe máy,... nhập khẩu), hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu; tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (hàng quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất).

Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phổ biến, quán triệt công văn số 119/TCHQ-GSQL ngày 11/01/2021 của Tổng cục Hải quan về tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu cho cán bộ công chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện. Trường hợp để xảy ra tình hình buôn lậu, gian lận, trốn thuế, vận chuyển trái phép qua biên giới trên địa bàn quản lý và bị các lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện thì Thủ trưởng đơn vị hải quan phụ trách địa bàn, cán bộ công chức thừa hành tùy theo mức độ vi phạm bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, cơ quan thanh tra các cấp. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức viên chức và người lao động trong toàn ngành hải quan.

II. Nhiệm vụ cụ thể:

1. Cục Thuế xuất nhập khẩu:

1.1. Đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN tới từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; theo dõi tình hình thu NSNN; đánh giá tác động ảnh hưởng tới thu NSNN của việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định có hiệu lực từ năm 2021 như RCEP, UKVFTA; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN; chủ động theo dõi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 và các cam kết hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến thu NSNN đề xuất, báo cáo lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ Tài chính.

1.2. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ phù hợp với thực tế, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế có khả năng thu năm 2021 đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi và xử lý nợ thuế; triển khai và đôn đốc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2020/QH14 ngày 26/11/2020 và Luật Quản lý thuế 38/2020/QH14 để thực hiện xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế của toàn ngành.

Đối với các khoản miễn, giảm thuế có điều kiện như: hàng nhập khẩu để sản xuất hàng gia công, hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế do chủ doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh hoặc bỏ về nước (chủ doanh nghiệp là người nước ngoài)... không thu hồi được nợ thuế.

1.3 Tăng cường rà soát các tờ khai hải quan trên hệ thống GTT02, để kịp thời chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định về kiểm tra trị giá tránh trường hợp bỏ sót, bỏ lọt các lô hàng có mức giá khai báo thấp, bất hp lý nhưng không được tham vấn hoặc xử lý kịp thời.

Tăng cường chỉ đạo kiểm tra trị giá thông qua công tác trực ban trực tuyến nhằm xử lý kịp thời các trường hợp có khả năng gian lận trị giá cao.

Tiếp tục triển khai các chuyên đề về kiểm tra trị giá, tập trung vào những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu có thuế suất cao, các nhóm hàng, mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có kim ngạch lớn, thuế suất cao, tần suất nhập khẩu nhiều.

Thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về giá (định kỳ và đột xuất) kèm theo các mức giá tham chiếu phù hợp với sự biến động giá thực tế để làm cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá hải quan.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót về công tác kiểm tra trị giá, xác định dấu hiệu nghi vấn, tham vấn, kiểm tra sau thông quan và cập nhật dữ liệu qua đó khắc phục và chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện công tác quản lý giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

1.4. Rà soát trên hệ thống MHS, Hệ thống trực ban trực tuyến và các hệ thống công nghệ thông tin có liên quan để chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất công tác phân loại, xác định mã số và áp dụng mức thuế, kịp thời có văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn phân loại thống nhất đối với các trường hợp áp dụng mã số, mức thuế không đúng quy định trong đó tiếp tục tập trung chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc áp dụng mức thuế ưu đãi, ưu đãi đặc biệt theo các biểu thuế MFN, FTA, chỉ đạo các đơn vị lưu ý các trường hợp khai thuế suất ưu đãi (MFN) nhưng không đáp ứng điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi; hàng hóa nhập khẩu khai thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định FTA nhưng thuộc đối tượng loại trừ không được áp dụng mức thuế FTA; hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải chịu thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Chỉ thực hiện phân loại đối với các mặt hàng chưa được định danh; chưa có kết quả phân loại tại cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế (MHS) và có thông tin khai báo đầy đủ, chi tiết các tiêu chí để phân loại theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu, kiên quyết trả lại mẫu phân tích và yêu cầu Chi cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm định Hải quan chấn chỉnh, thực hiện đúng trách nhiệm về phân loại hàng hóa.

Chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm định Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Cục Quản lý rủi ro rà soát tổng thể trên hệ thống nghiệp vụ Hải quan để kiểm tra, xác định các trường hợp một mặt hàng áp dụng nhiều mã HS khác nhau. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa đảm bảo một mặt hàng chỉ có một mã số hàng hóa.

Chỉ đạo, chấn chỉnh các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền, trình tự phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; không tùy tiện lấy mẫu phân tích, kiểm định, gây khó khăn cho doanh nghiệp; rà soát, chuẩn hóa việc phân loại trong phạm vi Cục, Chi cục; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; giải quyết triệt để khiếu nại, khiếu kiện về phân loại.

Nghiên cứu, đề xuất yêu cầu giải pháp công nghệ trong công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1.5. Rà soát, chỉ đạo các đơn vị kiểm tra công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Phát hiện các sai sót, vi phạm trong công tác miễn, giảm, hoàn thuế trong đó tập trung chỉ đạo rà soát, kiểm tra các dự án, các trường hợp được hưởng ưu đãi thuế có sự khác biệt giữa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; các trường hợp miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận, trừ lùi trên hệ thống đảm bảo thực hiện miễn thuế hàng hóa nhập khẩu đúng đối tượng; các trường hợp được áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại Điều 7a, 7b tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP; chỉ đạo các đơn vị đánh giá rủi ro, thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế sau khi hoàn thuế để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận, trục lợi đối với hình thức hoàn trước, kiểm sau.

2. Cục Giám sát quản lý về Hải quan:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ