Loading


Chỉ thị 48/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 48/CT-TTg
Ngày ban hành 27/12/2017
Ngày có hiệu lực 27/12/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/CT-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NHẰM BÌNH ỔN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TUẤT 2018

Năm 2017, bên cạnh những thuận lợi, nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đạt và vượt 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra; kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh được tăng cường, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt kết quả tích cực; vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Đchuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón năm mới 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2018; khẩn trương chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu sau đây:

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Theo dõi sát diễn biến thị trường và có giải pháp chỉ đạo kịp thời các đơn vị bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu. Tổ chức tốt hệ thống phân phi, bảo đảm thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng; có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tham gia bình ổn giá, chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho Nhân dân với giá cả hợp lý, chất lượng tốt; chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời trên phạm vi cả nước.

b) Tích cực tổ chức các chuyến hàng lưu động phục vụ tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng bị thiên tai, bão lũ; tăng cường gắn kết việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường, giá cả, các hoạt động kết nối cung cầu và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam;

c) Chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, không để tổ chức, cá nhân lợi dụng thiên tai, bão lụt để nâng giá, găm hàng, đưa hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng để phục vụ người dân vùng bão, lụt; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính; đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường;

d) Tích cực thực hiện các giải pháp, kế hoạch đảm bảo cung ứng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là trong dịp lễ, Tết; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, chợ, khu công nghiệp và khu dân cư.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, thuộc danh mục bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá;

b) Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế; tăng cường quản lý chi ngân sách bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân bị thiếu đói do ảnh hưởng của bão, lũ, trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.

c) Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; phối hợp với các đơn vị chức năng tập trung kiểm tra, tuần tra, kiểm soát cht chẽ các tuyến và địa bàn trọng điểm (biên giới phía Bắc, Tây Nam; các tỉnh, thành phố lớn nơi phát sinh luồng hàng...), ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là các mặt hàng có xu hướng gia tăng trong dp cuối năm và Tết (như chất nổ, pháo, vũ khí; hàng hóa vi phạm môi trường; các mặt hàng phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết như thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...); ưu tiên thông quan nhanh các mặt hàng thiết yếu nhưng bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, không để hàng thẩm lậu thị trường nội địa.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Triển khai xuất cấp kịp thời hạt giống cây trồng, vắc xin, hóa chất sát trùng theo quy định cho các địa phương vùng bị thiệt hại do các cơn bão số 10, số 12, số 16 và các đợt mưa lũ gây ra trong năm 2017; chỉ đạo, hỗ trợ Nhân dân thực hiện các biện pháp nhanh chóng khôi phục sản xuất bị thiệt hại do ảnh hưởng của các đợt mưa, bão vừa qua, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sng, vui xuân đón Tết Mậu Tuất 2018;

b) Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán; chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp chống rét, khống chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi bảo đảm kịp thời, hiệu quả, không để bùng phát thành dịch lớn.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức thăm hỏi, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, người được hưởng chính sách trợ giúp xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu svà các đối tượng chính sách khác;

b) Rà soát, nắm tình hình đời sống Nhân dân, kịp thời đề xuất hỗ trợ gạo cứu đói từ nguồn dự trữ quốc gia cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt, không để xảy ra tình trạng thiếu đói, nhất là ở những vùng bị thiên tai, bão lũ;

c) Theo dõi tình hình lương, thưởng Tết của người lao động và việc quản lý lao động tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều lao động; chủ động có biện pháp phòng ngừa, xử lý những tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán;

d) Đẩy mạnh công tác kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán, xử lý kịp thời khi có tai nạn, sự cố lao động xảy ra;

đ) Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phối hợp với các lực lượng chức năng bảo đảm trật tự, an toàn trong các cơ sở cai nghiện ma túy và thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm khả năng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi dịch bệnh phát sinh sau bão, lũ; có phương án bảo đảm cung ứng đủ thuốc chữa bệnh phục vụ nhân dân vùng bị thiên tai;

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác y tế dự phòng, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh kẹo, rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, chế biến thực phẩm; đấu tranh chống thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho người dân;

c) Quản lý chặt chẽ, bảo đảm chất lượng thuốc và giá thuốc, giá các dịch vụ y tế; kiểm tra, rà soát hoạt động của các cơ sở y, dược theo đúng quy định của Nhà nước nhm bảo đảm yêu cầu về giá và chất lượng; chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, bảo đảm sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.

6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông, không để tình trạng phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ